Con riêng của vợ và con riêng của chồng có được kết hôn không? Đây là vấn đề được nhiều người thắc mắc khi mà hai người không có quan hệ huyết thống muốn kết hôn nhưng lại là con riêng của bố dượng, mẹ kế. Trong bài viết sau, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi trên và cung cấp những quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn. Mọi vướng mắc liên quan đến vấn đề này, bạn vui lòng kết nối trực tiếp đến với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng!
Câu hỏi
Anh Xuân Quang (thành phố Ninh Bình) có câu hỏi:
“Tôi năm nay 25 tuổi (quê ở tại Ninh Bình) và bạn gái 23 tuổi (quê ở Hà Nam). Tôi và em ấy yêu nhau thật lòng và muốn tiến đến hôn nhân. Gần đây, chúng tôi mới công khai và mong muốn đăng ký kết hôn nhưng gặp sự phản đối mạnh mẽ từ gia đình cũng như người xung quanh. Bởi bạn gái tôi là con gái của bố dượng với vợ cũ đã ly hôn trước khi đăng ký kết hôn với mẹ tôi vào 6 năm trước. Họ nói rằng trường hợp con riêng của vợ và con riêng của chồng có được kết hôn là trái đạo đức xã hội, không được pháp luật công nhận. Sự việc này đã làm bạn gái của tôi lo lắng. Xin hỏi luật sư tôi và em ấy có được kết hôn với nhau không?
Mong sớm nhận được sự tư vấn của các Luật sư! Tôi xin cảm ơn!
>> Luật sư giải đáp miễn phí về con riêng của vợ và con riêng của chồng có được kết hôn không? Gọi ngay 1900.6174
Luật sư tư vấn luật hôn gia đình trả lời:
Xin chào anh Xuân Quang! Cảm ơn anh đã tin tưởng Tổng Đài Pháp Luật và lựa chọn chúng tôi là nơi hỗ trợ, giải đáp các vấn đề pháp lý. Với bề dày kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, đội ngũ chuyên gia pháp lý của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ anh. Sau khi đã nắm bắt và nghiên cứu vấn đề anh đang gặp phải, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của anh qua phân tích các vấn đề như sau:
Những trường hợp bị cấm kết hôn với nhau
>> Luật sư tư vấn miễn phí về các trường hợp cấm kết hôn, gọi ngay 1900.6174
Việc kết hôn của nam nữ là sự kiện pháp lý không chỉ phát sinh quan hệ vợ chồng mà còn xác lập cho cả hai bên vợ chồng nhiều mối quan hệ khác trong xã hội, ràng buộc họ về quyền, nghĩa vụ của các bên chẳng hạn như: quan hệ giữa cha mẹ con, quan hệ nuôi dưỡng, quan hệ cấp dưỡng, quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình, …
Do đó, để có thể kết hôn với nhau, ngoài yếu tố về tuổi (nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên), sự tự nguyện từ hai phía, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự… Thì việc kết hôn phải không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau: kết hôn giả tạo, tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, yêu sách của cải,…
Ngoài ra, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có 06 mối quan hệ sau không được phép đăng ký kết hôn hoặc thực hiện hành vi chung sống với nhau như vợ chồng:
– Thứ nhất, quan hệ giữa những người mà một bên độc thân hoặc đã có chồng hoặc có vợ với bên kia đang có chồng hoặc có vợ với người khác (đã đăng ký kết hôn);
– Thứ hai, quan hệ giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ. Đây là mối quan hệ huyết thống, trong đó người này trực tiếp sinh ra người kia kế tiếp nhau;
– Thứ ba, quan hệ giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Trong đó, đời thứ nhất là cha mẹ; đời thứ hai là anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; đời thứ ba là anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì;
– Thứ tư, quan hệ giữa cha hoặc mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha hoặc mẹ nuôi với con nuôi;
Thứ năm, quan hệ giữa cha chồng với con dâu, giữa mẹ vợ với con rể;
Thứ sáu, quan hệ giữa cha dượng với con riêng của vợ, giữa mẹ kế với con riêng của chồng
Những mối quan hệ trong các trường hợp trên không chỉ vi phạm pháp luật mà còn trái với thuần phong mỹ tục, trái với đạo đức xã hội. Không chỉ vậy, các mối quan hệ trên còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tâm sinh lý của các thế hệ tiếp theo. Trong quá trình tìm hiểu những quy định trên, nếu anh có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!
>> Xem thêm: Con riêng của vợ có được hưởng thừa kế của chồng không?
Con riêng của vợ và con riêng của chồng có được kết hôn không?
>> Luật sư giải đáp miễn phí về con riêng của vợ và con riêng của chồng có được kết hôn không? Gọi ngay 1900.6174
Dựa trên các căn cứ đã phân tích ở trên, quan hệ giữa con riêng của vợ và con riêng của chồng có được kết hôn do không thuộc vào trường hợp bị cấm kết hôn. Do đó, hai chủ thể này hoàn toàn được phép đăng ký kết hôn với nhau nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 bao gồm các điều kiện sau:
– Về độ tuổi: nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Về ý chí: sự tự nguyện quyết định của các bên;
– Về năng lực hành vi dân sự: không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Về các trường hợp cấm kết hôn: kết hôn giả tạo, tảo hôn, bị cưỡng ép, cản trở kết hôn…
Lúc này, hai anh chị có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã của anh hoặc chị để làm thủ tục đăng ký kết hôn. Lưu ý rằng, cả hai anh chị phải tự mình đăng ký mà không thể ủy quyền cho người khác.
Như vậy, con riêng của vợ và con riêng của chồng hoàn toàn có thể kết hôn với nhau nếu hai bên tự nguyện và đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Nếu anh còn bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình thực hiện thủ tục, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!
>> Xem thêm: Con riêng của vợ có được giảm trừ gia cảnh không?
Thủ tục đăng ký kết hôn giữa con riêng của vợ và con riêng của chồng
>> Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn giữa con riêng của vợ và con riêng của chồng nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Về thẩm quyền giải quyết:
Căn cứ Điều 17 Luật hộ tịch năm 2014 và có quy định về thẩm quyền giải quyết đăng ký kết hôn thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi một trong hai bên nam, nữ cư trú để tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Hai bên nam, nữ thoả thuận lựa chọn nơi để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, là một trong hai nơi cư trú của các bên nam nữ.
Đối với hồ sơ đăng ký kết hôn
Khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, các bên cần chuẩn bị và xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền những giấy tờ sau:
Thứ nhất, giấy tờ tùy thân: chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu hoặc một loại giấy tờ khác mà có dán ảnh kèm theo các thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp và vẫn còn giá trị sử dụng;
Thứ hai, tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định (nộp cho cơ quan đăng ký hộ tịch) có đầy đủ thông tin của hai bên nam nữ.
Trường hợp phải đăng ký tại uỷ ban nhân dân cấp huyện: hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận về năng lực hành vi dân sự (người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình) cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Thứ ba, giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của xã nơi cư trú.
Về thủ tục đăng ký kết hôn thì được quy định như sau:
Thứ nhất, hai bên nam, nữ phải có mặt tại nơi đăng ký kết hôn khi đăng ký kết hôn. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên nam, nữ cho biết ý chí về sự tự nguyện kết hôn. Trường hợp nếu hai bên thuận tình, đồng ý kết hôn, thì tiếp đó cán bộ Tư pháp hộ tịch thực hiện ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn của hai bên nam nữ.
Sau khi hai bên ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn thì chính thức hai bên nam nữ trở thành vợ chồng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn. Đồng thời, thực hiện giải thích cho hai bên về các quyền cũng như nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Về bản sao Giấy chứng nhận kết hôn sẽ được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng.
Thứ hai, đối với thủ tục kết hôn đối với những người có địa chỉ thường trú trên hộ khẩu ở tỉnh, thành phố khác nhưng có mong muốn đăng ký kết hôn tại tỉnh khác thì hoàn toàn có thể thực hiện. Căn cứ Điều 17 Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định địa điểm đăng ký như sau:
“Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn”.
Nơi cư trú ở đây được xác định là địa chỉ tạm trú hoặc thường trú. Vì vậy, để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại tỉnh đó thì một trong hai bạn phải có tạm trú ở tỉnh đó.
Thứ ba, trường hợp đăng ký kết hôn khác tỉnh (ngoài tỉnh). Trường hơp này các bên có thể đăng ký kết hôn khác tỉnh tại quê của chồng, vợ nhưng cần có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp.
Như vậy, việc đăng ký kết hôn đối với hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam không có yếu tố nước ngoài sẽ được thực hiện tại nơi đăng ký kết hôn là ủy ban nhân dân cấp xã nơi một trong hai bên nam, nữ đăng ký thường trú hoặc tạm trú. Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không phải nơi thường trú thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc đăng ký tạm trú cấp.
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch xem xét nếu như đủ điều kiện kết hôn thì công chức tư pháp ghi nhận việc kết hôn vào sổ hộ tịch, cùng hai bên nam nữ ký vào sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cũng cùng ký vào giấy đăng ký kết hôn. Thời hạn giải quyết thủ tục đăng ký kết hôn không quá 5 ngày làm việc, nếu cần phải xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam nữ.
Như vậy, việc anh và người yêu là con riêng của bố dượng anh kết hôn là không trái pháp luật và được quyền đăng ký kết hôn. Hai anh chị sẽ cùng nhau thoả thuận uỷ ban nhân dân cấp xã nơi một trong hai người cư trú để nộp hồ sơ đăng ký kết hôn và hoàn tất các thủ tục đăng ký kết hôn như đã nêu ở 3 bước trên. Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn giữa con riêng của vợ và con riêng của chồng, nếu anh có bất kỳ vướng mắc nào, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư hướng dẫn chi tiết!
>> Xem thêm: Bảo lãnh con riêng của vợ sang Mỹ – Tư vấn điều kiện, thủ tục
Như vậy, Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp cho anh/chị những quy định của pháp luật về vấn đề con riêng của vợ và con riêng của chồng có được kết hôn không? Việc chủ động trang bị kiến thức pháp luật là điều cần thiết và đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình và những người thân yêu. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp anh tháo gỡ những thắc mắc của mình, nếu còn bất cứ thắc mắc nào, anh hãy nhấc máy gọi đến đường dây nóng 1900.6174, phía đội ngũ chuyên gia pháp lý của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ!