Tài sản chung của vợ chồng được chia khi nào? Tư vấn miễn phí

Tài sản chung của vợ chồng được chia khi nào? Là một trong những câu hỏi chúng tôi nhận được nhiều nhất trong thời gian gần đây. Bởi ngoài thời điểm ly hôn chia tài sản thì nhiều người cũng có mong muốn chia tài sản ngay trong thời kỳ hôn nhân. Để giúp bạn thực hiện việc chia tài sản đúng quy định, trong bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên và cung cấp các quy định về thời điểm tài sản chung của vợ chồng. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn chuyên sâu!

>> Luật sư giải đáp miễn phí tài sản chung của vợ chồng được chia khi nào? Gọi ngay 1900.6174

 

luat-su-giai-dap-mien-phi-tai-san-chung-cua-vo-chong-duoc-chia-khi-nao
Luật sư giải đáp miễn phí tài sản chung của vợ chồng được chia khi nào?

 

Tài sản chung của vợ chồng được chia khi nào?

 

Chị Lê Na (Bà Rịa Vũng Tàu) có câu hỏi:“Chào luật sư, tôi và chồng kết hôn tính đến nay đã được hơn 30 năm. Trong quá trình chung sống, vợ chồng tôi làm việc được một khoản tiền đều góp vào tài sản chung để phục vụ cho gia đình. Tuy nhiên, việc mỗi người đóng góp vào khối tài sản chung này có sự chênh lệch với nhau, theo đó số tiền mà tôi đóng góp vào tài sản này là nhiều hơn. Hiện tại, tôi đang có dự tính về việc đầu tư kinh doanh riêng nên tôi muốn biết có thể chia tài sản chung này để lấy đầu tư riêng hay không? Vậy nên tôi muốn hỏi Luật sư tài sản chung của vợ chồng được chia khi nào? Xin cảm ơn Luật sư!”

 

>> Luật sư tư vấn miễn phí về thời điểm tài sản chung của vợ chồng được chia, gọi ngay 1900.6174

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trả lời:

Cảm ơn câu hỏi được gửi đến từ chị Lê Na, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành về chia tài sản chung của vợ chồng, Luật sư xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Để biết được các trường hợp có thể chia tài sản chung của vợ chồng thì trước hết cần hiểu rõ tài sản chung của vợ chồng là gì?

Tại Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định tài sản chung của vợ chồng bao gồm:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra và thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận xem là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của hai vợ chồng, trừ trường hợp một bên vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua các giao dịch bằng tài sản riêng.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất được dùng để đảm bảo nhu cầu của gia đình và thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà một bên vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung của vợ chồng.

Xuất phát từ nhu cầu cũng như thực tế cuộc sống hôn nhân và gia đình ngày nay, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của vợ chồng trong quan hệ tài sản mà trong một số trường hợp pháp luật quy định tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia, cụ thể:

Một là, chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;

Hai là, chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ, chồng chết;

Ba là, chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn.

>> Xem thêm: Tài sản trước hôn nhân chia như thế nào? – Tư vấn chi tiết

Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

 

>> Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Trường hợp vợ chồng thỏa thuận

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền tự thỏa thuận để chia tài sản chung. Khoản 1 Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết”.

Như vậy, trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng có quyền tự do thỏa thuận chia tài sản chung theo yêu cầu của một bên vợ, chồng hoặc do cả hai người. Cũng chỉ có vợ chồng mới có quyền thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà không có chủ thể nào khác có quyền này. Tuy nhiên, không phải lúc nào vợ chồng cũng có thể chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định một số trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu.

Cụ thể việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình, ảnh hưởng quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

Nhằm trốn tránh việc thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, nghĩa vụ cấp dưỡng;

b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;

c) Nghĩa vụ thanh toán khi Tòa án tuyên bố phá sản;

d) Nghĩa vụ trả nợ cho tổ chức, cá nhân;

đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định Luật này và Bộ luật dân sự, quy định khác của pháp luật có liên quan.

Quy định trên tạo một hành lang pháp lý để chủ thể khác, người có quyền lợi liên quan tới tài sản chung của vợ chồng tự mình hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích của mình, của công dân và toàn xã hội theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Trường hợp vợ, chồng yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này”.

Theo đó, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi (có tính đến các yếu tố: hoàn cảnh gia đình, công sức đóng góp, lỗi…). Sau đó mới áp dụng các nguyên tắc khác của Điều 59 Luật này cho công bằng, hợp lý. Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bán án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm thay đổi quan hệ nhân thân giữa vợ chồng cũng như quan hệ giữa cha mẹ và con. Hôn nhân vẫn tồn tại, các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng vẫn phải được đảm bảo thực hiện: bình đẳng về quyền vợ chồng; tình nghĩa vợ chồng; tôn trọng danh dự; nhân phẩm, uy tín của vợ chồng….

>> Xem thêm: Tài sản chung là quyền sử dụng đất được quy định như thế nào?

chia-tai-san-chung-cua-vo-chong-khi-nao-chia-tai-san-chung-khi-vo-chong-mat
Tài sản chung của vợ chồng được chia khi nào? Chia tài sản chung khi vợ/chồng mất

 

Chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ hoặc chồng chết

 

>> Chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ hoặc chồng chết như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Nếu kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ vợ chồng thì khi vợ, chồng chết hoặc có quyết định của Tòa án tuyên bố vợ, chồng đã chết là sự kiện làm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng. Tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia theo yêu cầu của người chồng, vợ còn sống hoặc theo yêu cầu của người thừa kế của người vợ, chồng đã chết.

Đối với trường hợp vợ, chồng chết việc xác định thời điểm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật dựa vào ngày khai tử tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 30 Bộ luật Dân sự năm 2015). Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.

Trong các quan hệ gia đình, quan hệ vợ chồng có vai trò đặc biệt quan trọng. Vợ, chồng chỉ được hưởng di sản thừa kế của nhau tại thời điểm mở thừa kế khi mối quan hệ hôn nhân của họ hợp pháp với tư cách là vợ chồng của nhau.

Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận của người khác quản lý di sản.

Khi có yêu cầu về chia di sản thì về nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng được chia đôi (mỗi bên % giá trị tài sản chung, không phụ thuộc vào công sức đóng góp của mỗi bên vợ, chồng trong việc tạo lập, quản lý tài sản chung), trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản (khoản 2 Điều 66 Luật HN&GĐ năm 2014). Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Như vậy, nếu vợ chồng không có thỏa thuận về chế độ tài sản thì trên cơ sở luật định, tài sản chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất sẽ được chia đôi cho dù tài sản chung của vợ chồng không phải do cả hai vợ chồng cùng trực tiếp tạo ra hoặc tài sản chung của vợ chồng được tạo dựng khi vợ chồng không sống chung mà sống riêng; quyền bình đẳng giữa vợ chồng đối với tài sản chung khi thực hiện quyền sở hữu không bị phụ thuộc bởi công sức đóng góp của vợ chồng.

Như vậy, khi một bên vợ, chồng chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì sẽ phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và pháp luật thừa kế. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết sẽ được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Trường hợp người đã bị Tòa án tuyên bố là đã chết trở về muốn đòi lại tài sản đã chia thì những người đã hưởng thừa kế, đã được phân chia thừa kế sẽ phải hoàn trả lại cho người đã bị tuyên bố chết mà trở về khi có yêu cầu.

Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

 

>> Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn thực hiện như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Theo khoản 1 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ của vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc cả hai người. Khi ly hôn, không chỉ các quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ chồng phát sinh từ khi kết hôn chấm dứt mà phần tài sản chung của vợ chồng cũng sẽ được chia theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc Tòa án.

Tài sản chung của vợ chồng được xác lập kể từ khi vợ chồng kết hôn và tồn tại suốt trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp vợ, chồng yêu cầu chia toàn bộ tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn thực chất là việc phân chia khối tài sản chung của vợ chồng đã tạo lập duy trì và phát triển trong thời kỳ hôn nhân cho mỗi bên vợ, chồng trên cơ sở thỏa thuận của vợ chồng hoặc theo những nguyên tắc được quy định trong pháp luật hiện hành.

Vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về chia tài sản khi ly hôn hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết. Trường hợp vợ chồng thỏa thuận Tòa án sẽ dựa trên thỏa thuận, công nhận và tôn trọng thỏa thuận của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng yêu cầu Tòa án giải quyết, Tòa án sẽ áp dụng nguyên tắc chia theo quy định pháp luật. Liên quan đến vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khoản 2, 3, 4 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định các nguyên tắc như sau:

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của cả hai vợ chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập duy trì và phát triển khối tài sản chung của vợ chồng. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được xem như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, trường hợp nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đó đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Xuất phát từ nguyên tắc sở hữu chung của vợ chồng là hợp nhất, khi ly hôn tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng Tòa án vẫn phải tính đến các yếu tố: hoàn cảnh gia đình của vợ, chồng; công sức đóng góp của vợ, chồng…. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn khi đó là khi chia tài sản chung có căn cứ tới yếu tố “lỗi” của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Như vậy, theo như thông tin mà chị Lê Na đã trình bày thì đây được xác định là tài sản chung của vợ chồng, trường hợp chị muốn chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để mang đi đầu tư kinh doanh phải có được sự thỏa thuận với chồng và được lập thành văn bản. Trong quá trình chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, nếu chị còn bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ ngay đến đường đây nóng 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh chóng!

>> Xem thêm: Chia tài sản chung khi không đăng ký kết hôn như thế nào?

chia-tai-san-chung-cua-vo-chong-khi-nao-chua-ly-hon-co-duoc-ban-tai-san-chung-khong
Chia tài sản chung của vợ chồng khi nào? Chưa ly hôn có được bán tài sản chung không?

 

Chưa ly hôn có được bán tài sản chung không?

 

Chị Tuyết (Gia Lai) có câu hỏi:

“Chào Luật sư, tôi và chồng kết hôn tính đến nay đã 5 năm. Trong suốt quá trình chung sống vợ chồng phát sinh nhiều mâu thuẫn nên tôi muốn ly hôn. Bản thân chồng tôi là một người nghiện rượu, cờ bạc nên nợ nần khá nhiều nơi. Thời gian gần đây nhiều chủ nợ đến nhà uy hiếp và đòi chồng tôi phải trả hết số tiền đang nợ. Tôi phát hiện chồng đang suy tính và bàn bạc với một người ở xóm bên về việc bán chiếc xe máy SH – tài sản chung của vợ chồng mua sau khi kết hôn. Tôi đang rất lo lắng không biết ngăn cản chồng như thế nào vì gia đình chỉ có một chiếc xe máy để đi làm. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, chưa ly hôn có được bán tài sản chung không? Tôi có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân xã can thiệp giải quyết không? Tôi xin cảm ơn Luật sư!”

 

>> Vợ chồng chưa ly hôn có được bán tài sản chung không? Gọi ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, Luật sư xin đưa ra câu trả lời đối với câu hỏi trên căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành tại Điều 26, Điều 34 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

Điều 26 quy định đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng

Việc đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập khi thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng thì được thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Luật này.

Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập hay thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng của Luật này thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba này ngay tình được bảo vệ quyền lợi.

Căn cứ theo điều 34 Luật này quy định đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung:

1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp hai vợ chồng có thỏa thuận khác.

2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc một bên chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì tranh chấp được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.

Như vậy, căn cứ theo quy định pháp luật nêu trên thì chiếc xe máy này được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Việc bán chiếc xe phải có sự thỏa thuận, thống nhất và đồng ý của cả hai bên. Việc chồng chị tự ý quyết định bán chiếc xe này là vi phạm quy định pháp luật hiện hành về tài sản chung của vợ chồng, vậy nên pháp luật sẽ bảo vệ quyền lợi của chị trong trường hợp này. Do đó, chị có thể nhờ đến sự can thiệp từ Ủy ban nhân dân hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề tài sản chung khi ly hôn. Tòa án sẽ xem xét và căn cứ nguồn gốc hình thành tài sản này để xác định tài sản chung của vợ chồng. Nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị, trường hợp sau khi chồng chị đã bán chiếc xe thì Tòa án sẽ yêu cầu chồng chị hoàn lại số tiền tương đương một nửa giá trị chiếc xe để chia cho chị. Do đó, chị không cần quá lo lắng về vấn đề này.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi chưa ly hôn có được bán tài sản chung không? Nếu chị còn thắc mắc về vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng, gọi ngay 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng!

>> Xem thêm: Vợ tự ý thế chấp sổ đỏ đi vay ngân hàng có được hay không?

Dịch vụ luật sư tư vấn hôn nhân gia đình của Tổng Đài Pháp Luật

 

>> Luật sư giải đáp miễn phí về hôn nhân gia đình, gọi ngay 1900.6174

Tổng Đài Pháp Luật thuộc công ty Luật Thiên Mã là một trong những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu về tất cả các lĩnh vực, trong đó có hôn nhân và gia đình. Về hôn nhân và gia đình, Luật sư và chuyên viên tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật với sự tận tâm và kinh nghiệm sẽ giúp khách hàng gỡ bỏ những thắc mắc về các nội dung sau:

Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, ly hôn;

Thủ tục yêu cầu tòa án công nhận chia tài sản chung của vợ chồng;

Hỗ trợ khách hàng soạn thảo văn bản thỏa thuận về vấn đề chia tài sản;

Thay mặt khách hàng tham gia vào quá trình tố tụng tại Tòa án;

Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ chia tài sản chung của vợ chồng;

Tư vấn và hỗ trợ khách hàng các vấn đề khác có liên quan;

Dịch vụ luật sư tư vấn hôn nhân gia đinh của Tổng Đài Pháp Luật cho cung cấp cho bạn dịch vụ tư vấn nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm thời gian nhất. Chúng tôi xin đảm bảo bảo mật về thông tin của khách hàng, quá trình hoàn thiện hồ sơ, thủ tục hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, phí dịch vụ Luật sư hợp lý. Đặc biệt trong thời đại 4.0 hiện nay làm việc trực tuyến khá phổ biến và hiệu quả mang lại cao, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian công sức đi lại và nhiều vấn đề khác.

 

Liên hệ Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình – Tổng Đài Pháp Luật

 

>> Đặt lịch hẹn ngay với Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình, gọi ngay 1900.6174 

Nếu như bạn đang mắc các vướng mắc về hồ sơ, thủ tục, tranh chấp tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng… trong quá trình tiến hành ly hôn, hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư sư tư vấn hôn nhân gia đình của Tổng Đài Pháp Luật theo phương thức như sau:

Số điện thoại: 1900.6174

Website: tongdaiphapluat.vn

Email: lienhe.luatthienma@gmail.com

Trên đây là bài viết của Tổng Đài Pháp Luật về tài sản chung của vợ chồng được chia khi nào? Bài viết cung cấp những thông tin căn cứ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Mọi vướng mắc về nội dung bài viết hoặc các vấn đề về hôn nhân và gia đình, hãy liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 1900.6174 được để luật sư tư vấn chuyên sâu!