Mặc dù đã kết hôn, nhưng việc đất bố mẹ cho riêng con gái hay con trai không phải là hiếm. Tuy nhiên điều này cũng là khó khăn với nhiều người trong việc xác định đây là tài sản chung hay tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người có tài sản, trong bài viết sau Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp những quy định về việc hưởng đất được bố mẹ cho riêng và thủ tục cho đất hợp pháp. Mọi vướng mắc liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp nhanh chóng!
Đất bố mẹ cho riêng có phải là tài sản riêng không?
>> Tư vấn miễn phí về đất bố mẹ cho riêng, gọi ngay 1900.6174
Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trả lời:
Cảm ơn chị Lan Anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho đội ngũ Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với vấn đề mà chị gặp phải, Luật sư của chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra phản hồi như sau:
Để xác định một động sản hay bất động sản đứng tên một người là tài sản riêng của một bên vợ chồng hay là tài sản chung của vợ chồng thì trước hết cần phải xác định được nguồn gốc hình thành của loại tài sản – quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở đó. Sổ đỏ đứng tên vợ chưa chắc đã là tài sản riêng của vợ.
Tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định về những tài sản được coi là tài sản chung vợ chồng bao gồm các loại tài sản sau:
– Thứ nhất, tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân bao gồm: thu nhập do lao động, kinh doanh sản xuất hàng hóa, nuôi trồng.
– Thứ hai, những lợi tức, hoa lợi có từ tài sản riêng của mỗi bên.
– Thứ ba, các khoản thu nhập hợp pháp khác có trong thời kỳ hôn nhân bao gồm: tiền trợ cấp, tiền thưởng, tiền trúng xổ số …
– Thứ tư, quyền sử dụng đất vợ chồng có được sau khi kết hôn (ngoại trừ các trường hợp như: được tặng cho riêng hoặc thừa kế riêng, hoặc việc có được quyền sử dụng đất do thực hiện bằng tài sản riêng của một bên).
– Thứ năm, các tài sản mà có sự tranh chấp và không có căn cứ rõ ràng chứng minh là tài sản riêng.
Tài sản riêng của vợ, chồng được quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau:
– Thứ nhất, tài sản mỗi bên vợ, chồng hình thành trước thời kỳ kết hôn;
– Thứ hai, tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân nhưng do được thừa kế, tặng cho riêng.
– Thứ ba, tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân nhưng đã phân chia riêng khi phân chia tài sản chung…
Theo như thông tin chị cung cấp, quyền sử dụng đất tuy được hình thành trong thời kỳ hôn nhân nhưng lại là đất bố mẹ cho riêng nên căn cứ theo điều 43 trên thì quyền sử dụng mảnh đất là tài sản riêng của chị. Nếu chị chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì số tiền chuyển nhượng cũng được coi là tài sản riêng của chị. Nếu chị muốn được tư vấn chi tiết về việc xác định tài sản riêng của vợ chồng, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!
>> Xem thêm: Bố mẹ cho đất con gái con rể có được không? Luật sư tư vấn
Đất bố mẹ cho riêng, con dâu/rể có được hưởng không?
Chị Xuân Hoà (Nghệ An) có câu hỏi:
“Tôi kết hôn năm 2014. Hai vợ chồng khi đến với nhau đều tay trắng, do gia đình phản đối việc kết hôn. Sau khi kết hôn, chúng tôi đã cùng nhau tích góp và tạo dựng được một cơ sở kinh doanh nhỏ và một ngôi nhà. Đến năm 2018, bố mẹ có cho tôi mảnh đất 134,8 m2 ở mặt đường để tôi mở chi nhánh mới, sổ đỏ chỉ đứng tên một mình tôi và chưa có thoả thuận hay sáp nhập tài sản.
Gần đây, tôi có phát hiện chồng mình ngoại tình với người khác và muốn thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương. Tôi được biết khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng là chia đôi nhưng chưa rõ tài sản chung, tài sản riêng như thế nào? Mảnh đất mà là đất bố mẹ cho riêng của tôi trong thời kỳ hôn nhân có được coi là tài sản riêng của tôi hay không? Tôi xin cảm ơn!”
Luật sư trả lời:
Thưa chị Hòa! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho đội ngũ Luật sư của chúng tôi! Đối với vấn đề của chị, Luật sư của chúng tôi đã phân tích và xin giải đáp như sau:
Đất bố mẹ cho riêng trước thời kỳ hôn nhân
>> Tư vấn miễn phí về cách chia đất bố mẹ cho riêng trước thời kỳ hôn nhân, gọi ngay 1900.6174
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản riêng của vợ chồng bao gồm: tài sản có được trước khi kết hôn. Trường hợp bố mẹ tặng cho quyền sử dụng đất cho con cái của mình trước khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn của người đó thì theo quy định của luật được xác định là tài sản riêng của người đó.
Trường hợp đất bố mẹ cho riêng trước thời kỳ hôn nhân, nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn sẽ căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì quyền sử dụng đất vẫn là tài sản riêng của người đó và bên vợ, chồng còn lại sẽ không có quyền và không được xác nhập vào tài sản chung để phân chia.
Đất bố mẹ cho riêng con trong thời kỳ hôn nhân
>> Tư vấn quy định đất bố mẹ cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, gọi ngay 1900.6174
Căn cứ theo quy định tại điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về tài sản riêng của vợ chồng bao gồm: tài sản được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp.
Như vậy, trường hợp bố mẹ tặng cho riêng quyền sử dụng đất diễn ra trong thời kỳ hôn nhân nhưng vẫn được xác định là tài sản riêng của một bên và không bị phân chia trong quá trình giải quyết ly hôn. Tuy nhiên, nếu tài sản, quyền sử dụng đất được đưa vào sử dụng chung nhưng không có chứng cứ về sự thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung thì vẫn xác định là tài sản riêng. Nhưng có tính đến các yếu tố như cải tạo, bảo dưỡng, nâng cấp thêm trong thời kỳ hôn nhân.
Đất bố mẹ cho riêng nhưng sáp nhập vào khối tài sản chung của vợ
>> Đất bố mẹ cho riêng nhưng sáp nhập vào khối tài sản chung của vợ chia thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Trường hợp được bố mẹ tặng cho riêng tài sản trước thời kỳ hôn nhân hay trong thời kỳ hôn nhân mà sau đó, trong thời kỳ hôn nhân người có tài sản riêng đồng ý nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng thì tài sản đó được xác định là tài sản chung của vợ chồng có thể bằng việc thỏa thuận bằng hình thức làm văn bản (có công chứng, chứng thực) hoặc để cho bên còn lại cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và nhà ở gắn liền với đất.
Sau khi đã sáp nhập tài sản riêng thành tài sản chung thì quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và nhà ở gắn liền với đất sẽ được phân chia theo tỷ lệ 50/50 (nếu không thoả thuận được giữa vợ, chồng mà yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp tài sản). Tuy nhiên sẽ xét đến các yếu tố khác bao gồm: công sức đóng góp của các bên, hoàn cảnh gia đình, lỗi của các bên,…
Theo thông tin chị cung cấp, quyền sử dụng đất chị được bố mẹ tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân và chưa có bất kỳ thỏa thuận về sáp nhập tài sản hay yêu cầu đứng tên chung trong sổ đỏ nên quyền sử dụng đất là tài sản riêng của chị Hoà. Còn ngôi nhà và cơ sở kinh doanh do vợ chồng chị tạo lập trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng.
Như vậy tùy vào từng thời điểm của việc được tặng cho quyền sử dụng đất, việc người con dâu, con rể có quyền lợi đối với tài sản đó hay không là khác nhau. Nếu chị không xác định được tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!
>> Xem thêm: Bố mẹ cho đất con trai, con dâu có được hưởng không?
Thủ tục bố mẹ cho đất con
>> Luật sư hướng dẫn miễn phí thủ tục bố mẹ cho đất con, gọi ngay 1900.6174
Thủ tục bố mẹ cho con đất được thực hiện theo các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Lập, công chứng hợp đồng tặng cho tài sản
Theo quy định khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất bắt buộc phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực.
Để công chứng, chứng thực có thể đến một trong các cơ quan, tổ chức sau bao gồm: các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại trụ sở uỷ ban nhân dân cấp xã.
Hồ sơ hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất cho con cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Với bên tặng cho cần chuẩn bị các giấy tờ sau: bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu, Giấy đăng ký kết hôn
– Với bên nhận tặng cho quyền sử dụng đất cần chuẩn bị: Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu, Giấy khai sinh, Giấy tờ về tình trạng hôn nhân, Sổ hộ khẩu
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ sẽ thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất điền vào phiếu yêu cầu công chứng.
Sau đó, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất sẽ được văn phòng công chứng soạn theo yêu cầu của người sử dụng đất.
Công chứng viên thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.
Bước 2: Kê khai và nộp hồ sơ đăng ký sang tên quyền sử dụng đất
Hồ sơ kê khai bao gồm:
– Thứ nhất, đơn đăng ký biến động quyền sử dụng đất.
– Thứ hai, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (đã được công chứng ở bước 1).
– Thứ ba, bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Thứ tư, các giấy tờ chứng minh khác bao gồm: căn cước công dân, sổ hộ khẩu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc giấy chứng nhận kết hôn.
– Thứ năm, tờ khai lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân…
Sau đó nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tại văn phòng đăng ký đất đai thuộc sở tài nguyên và môi trường nơi có bất động sản chuyển nhượng (tặng cho).
Như vậy, đối với trường hợp đất bố mẹ cho riêng để thực hiện tặng cho quyền sử dụng đất cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp tại văn phòng đăng ký đất đai để hoàn tất thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất.
Trong quá trình thực hiện thủ tục bố mẹ cho đất, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ và thực hiện theo đúng trình tự thủ tục mà Luật sư của chúng tôi đã cung cấp bên trên. Nếu bạn thiếu giấy tờ hay gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình thực hiện thủ tục, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!
>> Xem thêm: Tài sản cha mẹ cho con sau khi kết hôn là tài sản chung hay riêng?
Lệ phí cho đất con
>> Lệ phí đối với đất bố mẹ cho riêng con là bao nhiêu? Gọi ngay 1900.6174
Khi đất bố mẹ cho riêng con sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ.
Căn cứ theo khoản 4 điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung 2013, thu nhập từ quà tặng, nhận thừa kế là bất động sản giữa những đối tượng là cha, mẹ đẻ với con đẻ; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể, giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; với nhau là thu nhập được miễn thuế. Do đó, khi tiến hành thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất bố mẹ sang cho con sẽ được miễn khoản thuế thu nhập cá nhân.
Tại khoản 10 Điều 4 Nghị định 45/2011/NĐ-CP quy định trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ: nhà, đất là quà tặng giữa: cha mẹ đẻ với con đẻ; cha, mẹ nuôi với con nuôi; cha, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể với nhau được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, trường hợp bố mẹ tặng cho con cái mình quyền sử dụng đất lần đầu thì sẽ được miễn lệ phí trước bạ.
Như vậy, với trường hợp đất bố mẹ cho riêng con cái quyền sử dụng đất sẽ được miễn lệ phí trước bạ và miễn thuế thu nhập cá nhân. Trong quá trình tìm hiểu những nội dung tư vấn trên, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!
Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục cho đất con
>> Tư vấn miễn phí về một số lưu ý khi thực hiện thủ tục cho đất con, gọi ngay 1900.6174
Trong những năm gần đây, với hiện tượng sốt đất, nhiều tranh chấp về đất đai đã diễn ra và ngày càng phổ biến với những vụ án thương tâm. Để tránh những mâu thuẫn, tranh chấp về quyền lợi không đáng có sau này cần phải thể hiện rõ ràng về mặt quan điểm với nhau do quyền sử dụng đất đai là tài sản có giá trị lớn. Khi thực hiện việc tặng cho quyền sử dụng đất cần phải lưu ý các vấn đề sau đây:
– Thứ nhất, cần phải xác định đối tượng tặng cho là ai một cách rõ ràng (cho riêng con hay cho chung cả hai vợ chồng).
Cụ thể là cần xác định rõ đối tượng được tặng cho riêng: là cho riêng con trai, con gái hay là tặng cho chung đối với cả 2 vợ chồng. Việc xác định rõ ràng đối tượng tặng cho quyền sử dụng đất là rất quan trọng. Bởi nếu không xác định hoặc xác định không rõ ràng sẽ rất dễ dẫn đến việc phát sinh những mâu thuẫn, bất hòa không đáng có giữa giữa bố mẹ với con cái và giữa hai vợ chồng. Về mặt pháp lý, khi tặng cho quyền sử dụng đất thì yếu tố về ý chí của cha mẹ là yếu tố then chốt xác nhận đối tượng nào là người có quyền sở hữu miếng đất đó mà không phải chịu bất kỳ sự phụ thuộc, ràng buộc, cưỡng ép hay tác động từ ý chí của chủ thể khác. Trường hợp việc tặng cho mà do sự tác động bởi ý chí bên ngoài (sự cưỡng ép, lừa dối, đe dọa) thì việc tặng cho đó sẽ đương nhiên bị vô hiệu tuyệt đối, do đó không có giá trị về mặt pháp lý.
– Thứ hai là về hình thức (văn bản) của việc tặng cho:
Quyền sử dụng đất là tài sản lớn và đặc biệt được quy định trong luật dân sự và luật đất đai khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và nhà ở gắn liền với đất thì bắt buộc hình thức phải được lập thành văn bản (hợp đồng tặng cho tài sản) và kèm theo đó hợp đồng phải được công chứng, chứng thực tại văn phòng công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật về đất đai.
Do đó, việc tặng cho quyền sử dụng đất đai, nhà cửa chỉ được thực hiện bằng hình thức lời nói miệng thì chưa đủ căn cứ pháp lý để xác lập quyền sở hữu và không phát sinh bất cứ quyền lợi nào đối với người được tặng cho tài sản trong trường hợp này. Việc không thiết lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và không thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực hợp đồng sẽ dễ gây ra rủi ro cho người nhận tài sản nếu như có sự trở mặt, mâu thuẫn và không muốn tặng cho nữa.
Thêm vào đó, rủi ro pháp lý với chính người được tặng cho cũng có thể xảy đến, nếu chẳng may trường hợp bố mẹ đã chết mà trước đó có hứa đất bố mẹ cho riêng nhưng chưa hoàn tất các thủ tục liên quan đến việc sang tên mảnh đất mà. Lúc này, chính người con trai có thể gặp phải những rắc rối về thừa kế với những người thừa kế cùng hàng thừa kế thứ nhất của bố mẹ mình trong trường hợp bố mẹ cũng không để lại di chúc.
Như vậy, nếu đất bố mẹ cho riêng thì nên cẩn trọng thực hiện theo những lưu ý phía trên để tránh gặp phải những rắc rối không đáng có. Để hiểu rõ về việc đất bố mẹ cho riêng, bạn vui lòng liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!
>> Xem thêm: Bố mẹ cho đất con gái đã lấy chồng có phải tài sản riêng không?
Một số câu hỏi liên quan đến vấn đề đất bố mẹ cho riêng
Nếu vợ bán đất bố mẹ cho riêng thì tiền bán đất có được coi là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân không?
Chị Thu Hoài (Quảng Ngãi) có câu hỏi:
“Tôi và vợ kết hôn năm 2017. Đến tháng 5 năm 2021, bố mẹ có tặng cho riêng tôi một mảnh đất 120 m2. Hiện nay, vợ chồng em họ tôi có gặp trục trặc trong kinh doanh nên tôi quyết định bán mảnh đất bố mẹ cho riêng để giải quyết giúp em tôi. Tuy nhiên, chồng tôi không cho bán do bảo rằng đây là tài sản có được sau khi kết hôn nên nếu chồng tôi không đồng ý thì không được bán.
Vậy cho tôi hỏi là chồng tôi có quyền với mảnh đất trên không? Tiền chuyển nhượng đất bố mẹ cho riêng tôi thì có là tài sản riêng của tôi hay không? Tôi xin cảm ơn!”
>> Tiền bán đất bố mẹ cho riêng là tài sản chung hay tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân? Gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Thưa chị Hoài! Cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với vấn đề của chị gặp phải, Luật sư của chúng tôi xin giải đáp như sau:
Tài sản riêng của vợ, chồng được quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau:
– Thứ nhất, tài sản mỗi bên vợ, chồng hình thành trước thời kỳ kết hôn;
– Thứ hai, tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân nhưng do được thừa kế, tặng cho riêng.
– Thứ ba, tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân nhưng đã phân chia riêng khi phân chia tài sản chung…
Theo thông tin chị cung cấp, mảnh đất này là đất bố mẹ cho riêng chị trong thời kỳ hôn nhân nên được xác định là tài sản riêng của chị và chồng chị hoàn toàn không có quyền gì với mảnh đất này. Chị hoàn toàn có toàn quyền quyết định tặng cho hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất với mảnh đất trên.
Như vậy, quyền sử dụng đất từ đất bố mẹ cho riêng khi chuyển nhượng thì tiền chuyển nhượng sẽ được xác định là tài sản riêng của vợ trong thời kỳ hôn nhân. Nếu chị còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng!
Chồng có quyền quản lý tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân của vợ không?
Chị Minh Ánh (Nam Định) có câu hỏi:
“Sau khi tôi kết hôn được 05 năm, tôi được bố mẹ tặng cho riêng một mảnh đất. Đây là ngôi nhà cũ mà trước đây gia đình tôi sinh sống ở ngay mặt đường thành phố Nam Định. Gần đây, để mở rộng kinh doanh, chồng tôi có yêu cầu tôi phá dỡ ngôi nhà được tặng cho để lấy mặt bằng xây cửa hàng mới. Tuy nhiên, tôi không đồng ý vì đây là ngôi nhà cũ chứa nhiều kỷ niệm của gia đình tôi. Vậy cho tôi hỏi tài sản được tặng cho sau khi kết hôn có được coi là tài sản chung hay không? Chồng tôi có quyền quản lý tài sản là đất bố mẹ cho riêng trong thời kỳ hôn nhân không? Tôi xin cảm ơn!”
>> Luật sư giải đáp miễn phí chồng được quản lý tài sản riêng của vợ không? Gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Cảm ơn chị Ánh đã quan tâm và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Để giải đáp thắc mắc về vấn đề đất bố mẹ cho riêng, chồng có được quyền quản lý tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân, Luật sư của chúng tôi sẽ phân tích như sau:
Pháp luật có quy định về việc định đoạt, sử dụng, chiếm hữu tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân căn cứ theo điều 44 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
– Thứ nhất, với tài sản riêng mà một bên vợ, chồng có khả năng tự mình quản lý tài sản thì có toàn quyền quyết định, chiếm hữu, định đoạt, sử dụng tài sản riêng của mình; có quyền không nhập tài sản riêng vào tài sản chung hoặc sáp nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.
– Thứ hai, đối với trường hợp bên vợ hoặc chồng có tài sản riêng mà không thể tự mình quản lý tài sản riêng đó. Đồng thời cũng không thực hiện ủy quyền cho người khác quản lý thì bên vợ, chồng còn lại có quyền quản lý tài sản đó. Trong đó, người quản lý tài phải bảo đảm về lợi ích đối với người có tài sản.
-Thứ ba, với mỗi nghĩa vụ riêng của bên nào, bên đó phải thanh toán về tài sản bằng tài sản riêng của mình.
– Thứ tư, trường hợp hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng của một bên mà là nguồn sống duy nhất của gia đình thì phải có sự đồng ý của chồng, vợ trong việc định đoạt tài sản này.
Như vậy, tài sản riêng của một bên có thể được bên còn lại định đoạt trong hai trường hợp là khi vợ không có khả năng quản lý tài sản và không uỷ quyền cho người khác và trường hợp hoa lợi, lợi tức là nguồn sống duy nhất của gia đình.
Còn trong mọi trường hợp khác, vợ có toàn quyền quyết định sử dụng, định đoạt tài sản nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung mà mình có riêng và người chồng không có quyền quản lý tài sản của vợ.
Như vậy, theo thông tin chị Ánh cung cấp, đất bố mẹ cho riêng chị Ánh không phải là nguồn sống duy nhất trong gia đình nên chị có toàn quyền với mảnh đất này, chồng chị không có quyền quản lý hay tác động đến mảnh đất này.
Trên đây là những tư vấn của đội ngũ Luật sư liên quan đến việc chồng quản lý đất bố mẹ cho riêng con. Trong quá trình tìm hiểu, nếu chị còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!
Bài viết trên của Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp cho anh/chị những thông tin vấn đề đất bố mẹ cho riêng và các vấn đề xoay quanh. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp anh /chị tháo gỡ những thắc mắc của mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, anh/chị hãy nhấc máy gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được hỗ trợ từ đội ngũ Luật sư của chúng tôi!