Đất tái định cư là gì? Những điều [QUAN TRỌNG] cần biết.

Đất tái định cư là gì? Khi nào được đền bù đất tái định cư? Điều kiện để được đền bù đất tái định cư khi nhà nước thu hồi đất là gì? Bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp đất tái định cư là gì và các quy định pháp luật liên quan đến đất tái định cư. Nếu bạn còn băn khoăn nào liên quan đến vấn đề này, hãy kết nối trực tiếp với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng.

>> Luật sư tư vấn cụ thể đất tái định cư là gì, gọi ngay 1900.6174

dat-tai-dinh-cu-la-gi-nhung-dieu-quan-trong-can-biet

 

Đất tái định cư là gì?

 

>> Luật sư giải đáp chính xác đất tái định cư là gì, gọi ngay 1900.6174

Đất tái định cư là gì? Hiện nay chưa có khái niệm cụ thể và chính thống về đất tái định cư. Để có thể hiểu được đất tái định cư là gì, có thể tách thành 2 bộ phận: đất và tái định cư.

Tái định cư có thể hiểu là một biện pháp do Nhà nước thực hiện nhằm giúp đỡ, bù đắp cho người dân để ổn định cuộc sống khi Nhà nước thu hồi đất. Trong đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ tái định cư cho người bị thu hồi đất thông qua việc di dân vào khu tái định cư, hỗ trợ về nhà ở và đất đai,…

Như vậy, có thể hiểu đất tái định cư là đất do Nhà nước cấp cho người dân để bồi thường cho họ khi bị thu hồi đất, giúp họ nhanh chóng ổn định và quay trở lại cuộc sống bình thường.

 

Điều kiện để được đền bù đất tái định cư là gì khi nhà nước thu hồi đất

 

Chị Ngân (Bắc Giang) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề muốn nhờ Luật sư giải đáp như sau:

Gia đình tôi đang sinh sống hợp pháp trên đất thổ cư với diện tích 500m2, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện đất đang trong quy hoạch mở rộng đường đi của Nhà nước. Sắp tới diện tích đất đó của nhà tôi bị Nhà nước thu hồi. Tuy nhiên, khi thu hồi thì gia đình tôi không có đất để ở. Tôi không biết gia đình tôi có được đền bù đất tái định cư không?

Tôi muốn hỏi Luật sư điều kiện như thế nào để được đền bù đất tái định cư là gì khi nhà nước thu hồi đất? Rất mong được Luật sư hỗ trợ cho tôi về vấn đề này! Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Luật sư tư vấn các điều kiện để được Nhà nước đền bù đất tái định cư là gì, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn Ngân! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Tổng Đài Pháp Luật! Dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp, Luật sư tư vấn đất đai của chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời về điều kiện như thế nào để được đền bù đất tái định cư là gì khi nhà nước thu hồi đất như sau:

Căn cứ vào các Điều 75, Điều 79, Điều 86 Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:

Điều kiện để người dân được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được quy định tại Điều 75 Luật đất đai 2013 đối với hộ gia đình, cá nhân như sau:

– Hộ gia đình hoặc cá nhân đang sử dụng đất mà không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 mà chưa được cấp;

Trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật Đất đai năm 2013 hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất quy định cụ thể theo Điều 79 Luật Đất đai năm 2013 như sau:

– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam mà có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai năm 2013 khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường như sau:

Trường hợp không còn đất để ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở; trường hợp không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thì Nhà nước bồi thường bằng tiền;…

– Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở phải di chuyển chỗ ở mà không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất….

Quay trở lại trường hợp của bạn Ngân ở trên, dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp: Gia đình bạn Ngân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm. Diện tích đất đó có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hiện nay diện tích đất đó bị Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, cụ thể là mở rộng đường đi quanh khu vực sinh sống.

Do vậy gia đình bạn đủ điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Tiếp theo, gia đình bạn không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn – nơi có đất thu hồi nên sẽ được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở; trường hợp không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thì Nhà nước bồi thường bằng tiền.

Như vậy, gia đình bạn Ngân hoàn toàn có thể được đền bù đất tái định cư khi đáp ứng được các điều kiện quy định nêu trên. Quy trình bố trí đất ở tái định cư cho người có đất ở bị thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở được quy định cụ thể tại Điều 86, Luật Đất đai năm 2013.

Sau khi tham khảo nội dung phản hồi của Luật sư, nếu bạn còn không hiểu rõ ở bất kỳ chỗ nào hay có khó nào khác cần tư vấn pháp lý, hãy nhấc máy lên và gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được các Luật sư, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn luật hỗ trợ giải quyết triệt để các vấn đề của bạn!

dieu-kien-de-duoc-den-bu-dat-tai-dinh-cu-la-gi

 

Những trường hợp không được bồi thường đất tái định cư là gì

 

Anh Lộc (Quảng Ngãi) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được giải quyết như sau:

Diện tích đất gia đình tôi đang ở nằm trong quy hoạch của dự án nhà nước. Tôi được biết khi Nhà nước thu hồi đất sẽ được đền bù đất tái định cư, gia đình tôi sẽ có chỗ ở mới. Tuy nhiên, khi triển khai dự án, gia đình tôi bị thu hồi đất đang ở nhưng không được đền bù tái định cư. Tôi không biết lý do gia đình tôi không được đền bù đất tái định cư là gì.

Vậy mong Luật sư có thể cho tôi biết những trường hợp không được bồi thường đất tái định cư là gì? Cảm ơn Luật sư!”

 

>> Luật sư tư vấn chính xác những trường hợp thu hồi đất không được bồi thường, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Lộc! Cảm ơn anh đã gửi thắc mắc của mình đến cho Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi lý do không được đền bù đất tái định cư là gì của anh, Luật sư của chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Căn cứ theo Điều 82 Luật Đất đai năm 2013 quy định các trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất bao gồm:

Các trường hợp không được bồi thường về đất thuộc khoản 1 Điều 76 của Luật Đất đai 2013: Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng:

Các trường hợp không được Nhà nước bồi thường về đất nhưng được Nhà nước bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:

– Đất được Nhà nước giao mà không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho Hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật Đất đai năm 2013

– Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất

– Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng;

– Đất nông nghiệp trong quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn nơi cư trú

– Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.

– Đất được Nhà nước giao để quản lý

– Đất bị thu hồi trong các trường hợp do chủ sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai 2013 về Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai theo Điều 64 Luật Đất đai năm 2013 bao gồm:

– Chủ thể sử dụng đất được giao không đúng mục đích Nhà nước đã giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm

– Chủ thể sử dụng đất cố ý hủy hoại đất

– Chủ thể giao đất, cho thuê đất không đúng đối tượng

– Đất được chuyển nhượng, tặng cho trái quy định của Luật Đất đai 2013

– Chủ thể lấn, chiếm đất được Nhà nước giao để quản lý

– Đất không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà chủ sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm

– Chủ sử dụng đất không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;

– Đất trồng cây hàng năm mà không được sử dụng trong 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm mà không được sử dụng trong 18 tháng liên tục; đất trồng rừng mà không được sử dụng trong 24 tháng liên tục;

– Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng đúng mục đích đó trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất đúng mục đích chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi được nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng trên thực tế;

Trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng thời gian là 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.

Các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người theo Điều 65 Luật Đất đai năm 2013 bao gồm:

– Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, hoặc được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất lại có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước mà bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất được thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm mà bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;

– Người sử dụng đất chết nhưng không có người thừa kế;

– Chủ sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;

– Không được gia hạn đối với đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn.

Quay trở lại với đối câu hỏi của về những trường hợp không được bồi thường đất tái định cư là gì của anh Lộc ở trên, dựa trên những thông tin mà anh cung cấp cho chúng tôi, gia đình anh Lộc có đất bị thu hồi theo kế hoạch của Nhà nước nhưng không được đền bù đất tái định cư.

Theo quy định pháp luật nêu trên, có rất nhiều lý do khi Nhà nước thu hồi đất không được đền bù đất tái định cư, gia đình anh Lộc nếu muốn được đền bù tái định cư về đất thì diện tích đất của gia đình anh Lộc phải đáp ứng đủ các điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và không thuộc các trường hợp không được bồi thường về đất

Do đó, để biết được lý do tại sao gia đình anh Lộc không được đền bù đất tái định cư, anh Lộc cần đối chiếu lại thực trạng đất nhà mình với các điều kiện, các quy định pháp luật nêu trên.

Nếu trong trường hợp mình có đủ điều kiện để được bồi thường về đất nhưng gia đình anh Lộc lại không được bồi thường về đất thì anh Lộc có thể làm đơn khiếu nại nên cơ quan có thẩm quyền để đòi lại quyền lợi cho mình.

Sau khi tham khảo nội dung phản hồi của Luật sư về những trường hợp không được bồi thường đất tái định cư là gì, nếu bạn còn không hiểu rõ ở chỗ nào, hãy ngay lập tức gọi đến số hotline 1900.6174 để được trao đổi trực tiếp với Luật sư một cách chi tiết, chính xác nhất!

>> Xem thêm: Thu hồi đất nông nghiệp theo quy định pháp luật như thế nào?

 

Diện tích đất ở tái định cư được xác định như thế nào?

 

Anh Tân (Phú Thọ) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được giải quyết như sau:

Diện tích đất ở nhà tôi là 400m2. Do đất nhà tôi thuộc kế hoạch thu hồi của Nhà nước vì vậy sắp tới nhà tôi sẽ bị thu hồi khoảng 200m2. Sau khi tìm hiểu điều kiện được đền bù đất tái định cư là gì thì tôi biết được mảnh đất đó của gia đình tôi có đủ điều kiện được đền bù. Tôi muốn hỏi diện tích đất ở tái định cư của gia đình tôi được xác định như thế nào?

Rất mong Luật sư có thể hỗ trợ cho tôi về vấn đề này! Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Luật sư hướng dẫn xác định diện tích đất ở tái định cư, liên hệ ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Tân! Cảm ơn anh đã gửi thắc mắc của mình đến với Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi này của anh, Luật sư của chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 47/2014/NĐ-CP về suất tái định cư tối thiểu:

“1. Suất tái định cư tối thiểu quy định tại Khoản 4 Điều 86 của Luật Đất đai năm 2013 được quy định bằng đất ở, nhà ở hoặc bằng nhà ở hoặc bằng tiền phù hợp với việc lựa chọn của người được bố trí tái định cư.

2. Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng đất ở, nhà ở thì diện tích đất ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại địa phương và diện tích nhà ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng nhà ở thì diện tích nhà ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được tính bằng tiền thì khoản tiền cho suất tái định cư tối thiểu tương đương với giá trị một suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở, nhà ở tại nơi bố trí tái định cư.”

Lưu ý: Nếu phần đất mà người dân được đền bù tái định cư có giá trị lớn hơn so với phần đất ở trước kia bị Nhà nước thu hồi, thì họ sẽ phải nộp một khoản tiền chênh lệch về giá giữa hai phần đất cũ và đất mới đang ở hiện tại đó.

Như vậy, quay trở lại với câu hỏi của anh Tân nêu trên, dựa trên những thông tin mà anh cung cấp:

– Anh Tân có diện tích đất bị thu hồi 200m2

– Diện tích đất của anh Tân đáp ứng đủ các điều kiện được đền bù đất tái định cư

Do đó, suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng đất ở thì diện tích đất ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại địa phương. Hiện nay, diện tích đất tối thiểu được tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ không nhỏ hơn 50m2. Như vậy, diện tích đất tái định cư của gia đình anh Tân bằng với diện tích đất bị thu hồi là 200m2.

Sau khi tham khảo nội dung phản hồi của Luật sư về việc xác định diện tích đất tái định cư, nếu bạn vẫn không hiểu rõ ở bất kỳ chỗ nào hãy ngay lập tức gọi đến hotline 1900.6174 để trao đổi trực tiếp với Luật sư một cách cụ thể, rõ ràng nhất!

>> Xem thêm: Giá đất đền bù khi Nhà nước thu hồi đất – Mới nhất năm 2022

 

Đất tái định cư có bị quy hoạch không?

 

>> Luật sư giải đáp chính xác đất tái định cư có bị quy hoạch không, liên hệ 1900.6174

Để trả lời câu hỏi đất tái định cư có bị quy hoạch không, dựa theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai 2013:

“Quy hoạch sử dụng đất chính là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.”

Theo quy định pháp luật, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Người dân được nhà nước trao quyền sử dụng đất trong từng trường hợp nhất định.

Do đó, trong tương lai khi đất tái định cư thuộc phần đất phục vụ cho mục đích phát triển đất nước thì nó có thể sẽ bị quy hoạch lại một lần nữa. Hiện nay không có quy định pháp luật nào quy định đất tái định cư nằm ngoài quy hoạch sử dụng đất của Nhà nước.

Tuy nhiên, người dân không nên quá lo lắng. Để tạo điều kiện sinh sống ổn định cho người dân khu vực tái định cư nên khu vực này Nhà nước cũng rất hạn chế đưa vào quy hoạch. Nếu trường hợp có bị quy hoạch đi chăng nữa, người dân vẫn sẽ lại được đền bù đất tái định cư để tiếp tục sinh sống, đảm bảo nhu cầu cuộc sống.

dat-tai-dinh-cu-la-gi-co-bi-quy-hoach-khong

 

Đất tái định cư có được tách sổ đỏ không?

 

Bạn Yến có thắc mắc gửi đến Luật sư như sau:

“Chào Luật sư! Tôi có thắc mắc này muốn được Luật sư giải đáp:

Chú tôi hiện đang sống trên diện tích đất tái định cư do Nhà nước đền bù. Khu đất tái định cư đó có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chung. Bây giờ, chú tôi muốn tách sổ đỏ có được không?

Tôi rất mong Luật sư có thể hỗ trợ cho tôi về vấn đề này! Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Luật sư giải đáp chính xác đất tái định cư có được tách sổ đỏ không, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Đất tái định cư là đất do Nhà nước cấp để bồi thường thu hồi đất và hỗ trợ người dân khi bị thu hồi đất đảm bảo quay lại cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, về mặt bản chất pháp lý, người được cấp đất tái định cư là chủ sử dụng đất.

Do đó đất tái định cư đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên người có quyền sử dụng đất hợp pháp hoàn toàn có các quyền với đất tái định cư như các loại đất ở bình thường khác.

Khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định các quyền năng của chủ sử dụng đất:

Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất đối với đất mà có chung quyền sử dụng đất

Những người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có quyền và nghĩa vụ như sau:

– Trường hợp thứ nhất: Nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm.

Nếu mỗi thành viên của nhóm muốn thực hiện phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định pháp luật, làm hồ sơ, thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013

– Trường hợp thứ hai: Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì những người sử dụng đất ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.

Ngoài ra, nếu muốn tách sở đỏ đối với đất tái định cư, bạn cần đáp ứng đủ các điều kiện như sau:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– Không có tranh chấp đất đai trên thực tế

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

– Vẫn còn thời hạn sử dụng đất.

– Thửa đất dự định tách đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu theo quy định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất.

Đối với trường hợp đất tái định cư chưa có sổ đỏ có thể có các loại giấy tờ sau:

– Biên bản họp xét tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi.

– Biên bản bốc thăm nền tái định cư

– Biên bản bàn giao nền tái định cư ngoài thực địa

– Quyết định về việc giao nền tái định cư

Tuy nhiên, các giấy tờ này không thể là căn cứ để đất tái định cư chưa có sổ đỏ làm thủ tục tách sổ đỏ. Chỉ khi người được cấp đất tái định cư này được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới có thể làm thủ tục sang, mua bán chuyển nhượng hay tách sổ đỏ, vay thế chấp sổ đỏ.

Quay trở lại với câu hỏi của chị Yến ở trên, dựa vào những thông tin mà chị cung cấp:

– Chú chị Yến sinh sống trên đất tái định cư được đền bù

– Đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Như vậy, chú chị Yến muốn tách sổ đỏ đối với diện tích đất tái định cư cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Đất của chú chị Yến không có tranh chấp.

– Quyền sử dụng đất của chú chị Yến không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

– Đất của chú chị Yến còn thời hạn sử dụng.

– Thửa đất dự định tách đáp ứng được điều kiện về tách thửa theo quy định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất.

Khi đáp ứng các điều kiện nêu trên, chị Yến có thể làm hồ sơ gửi đến cơ quan có thẩm quyền để xin tách sổ đỏ.

Bước 1: Nộp hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị tách thửa (Mẫu số 11/ĐK)

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2013.

– Sổ hộ khẩu và chứng minh thư nhân dân của những người liên quan.

Thủ tục nộp hồ sơ như sau:

Cách 1: Chủ thể có nhu cầu nộp trực tiếp tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất

Cách 2: Không nộp tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.

– Trường hợp địa phương đã thành lập Bộ phận một cửa thì các chủ thể nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương). Một số địa phương là Trung tâm hành chính công.

– Trường hợp địa phương chưa thành lập Bộ phận một cửa thì chủ thể nộp trực tiếp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện nơi có đất; nếu địa phương chưa tổ chức Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thì nộp trực tiếp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra sơ bộ, ghi và trao phiếu tiếp nhận hồ sơ cho chủ thể nộp; trường hợp người tiếp nhận hồ sơ không đưa phiếu tiếp nhận hồ sơ thì chủ thể nộp phải hỏi lấy phiếu này.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Bước 4: Trả kết quả

Trên đây là câu trả lời của Luật sư về việc đất tái định cư có được tách sổ đỏ không và hướng dẫn bạn cách làm thủ tục tách sổ đỏ theo quy định. Nếu bạn còn bất kỳ vấn đề vướng mắc nào khác liên quan đến đất đai, hãy gọi ngay hotline 1900.6174 để được Luật sư giải đáp kịp thời nhất!

>> Xem thêm: Đất bao nhiêu m2 thì được tách sổ đỏ theo quy định mới 2022

 

Đất tái định cư có được mua bán, chuyển nhượng không?

 

>> Giải đáp chính xác đất tái định cư có được mua bán, chuyển nhượng không, liên hệ Luật sư 1900.6174

Người được cấp đất tái định cư chính là chủ sử dụng đất đối với diện tích đất. Do đó, người sử dụng đất có quyền thực hiện chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện thực hiện các quyền này theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai năm 2013. Các điều kiện bao gồm:

– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai 2013

– Đất không có tranh chấp trên thực tế:

– Hồ sơ chứng minh đất không có tranh chấp bao gồm:

(i) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

(ii) Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân

(iii) Văn bản xin xác nhận đất không có tranh chấp, không vi phạm quy hoạch sử dụng đất

– Quyền sử dụng đất của chủ sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

– Vẫn đang trong thời hạn sử dụng đất.

 

Trường hợp mua bán đất tái định cư chưa được cấp sổ đỏ và được cấp sổ đỏ

 

Chị Hương có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được giải quyết như sau:

Tôi dự định bán quyền sử dụng đất đối với phần đất tái định cư được đền bù với diện tích 400m2 cho anh Hoàng. Nhưng hiện nay tôi chưa có sổ đỏ đối với phần diện tích đó. Tôi có thể thực hiện hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất hay không? Cảm ơn Luật sư!”

 

>> Luật sư tư vấn cụ thể các trường hợp mua bán đất tái định cư, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị! Sau khi nhận được thắc mắc chị gửi về, các chuyên gia về tư vấn đất đai của chúng tôi đã có những phản hồi như sau:

Đối với trường hợp đất tái định cư chưa có sổ đỏ, pháp luật không cho phép việc mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bởi theo khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai năm 2013, một trong những điều kiện tiên quyết đối với việc mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đó là có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ). Nhưng trên thực tế, việc mua bán đất tái định cư khi chưa có sổ đỏ vẫn diễn ra thông qua hợp đồng ủy quyền (HĐUQ)

Để có thể mua bán đất khi chưa có Sổ đỏ, bên mua và bên bán thường thực hiện cam kết mua bán thông qua HĐUQ giữa hai bên. Đối với trường hợp này, người bán ủy quyền cho người mua thay mặt mình quyết định toàn bộ các vấn đề liên quan đến thửa đất tái định cư mà Nhà nước đã cấp trong phạm vi ủy quyền. HĐUQ này tuy vẫn được công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Ví dụ như trường hợp bên bán thấy giá đất biến động hoặc gặp bên mua trả giá cao hơn mà người bán thay đổi quyết định ban đầu, yêu cầu Tòa án tuyên bố HĐUQ này vô hiệu. Khi đó, người mua sẽ rơi vào trường hợp bị động, dù đã thanh toán tiền nhưng vẫn không có được đất. Hơn nữa, để lấy lại số tiền đã thanh toán cho bên bán cũng cần qua nhiều thủ tục và tốn nhiều thời gian.

Đối với trường hợp khi giao dịch mua bán thông qua HĐUQ được diễn ra hợp pháp, bên mua sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xin cấp sổ đỏ cho thửa đất được cấp để tái định cư đó. Bởi vì thực chất quyền sử dụng đất vẫn thuộc về bên bán (bên ủy quyền). Nhà nước ta không thừa nhận chuyển quyền sử dụng đất qua HĐUQ. Cho nên nên khi cấp sổ đỏ của suất tái định cư thì cơ quan có thẩm quyền chỉ cấp cho người được bố trí tái định cư, tức là người bán chứ không phải là người mua theo quy định của pháp luật.

Thêm một bất cập nữa là khi mua đất tái định cư chưa có sổ đỏ là rất khó để chuyển nhượng cho bên thứ ba. Sở dĩ, có bất cập đó là do diện tích đất được bố trí tái định cư sau quá trình giao dịch mua bán không rõ ràng về mặt pháp lý, giao dịch chuyển nhượng lòng vòng thông qua HĐUQ nên việc chuyển nhượng cho người thứ ba trở nên phức tạp.

Quay trở lại với câu hỏi của Chị Hương nêu trên, dựa trên những thông tin mà Chị Hương cung cấp:

– Chị Hương có phần đất tái định cư được đền bù với diện tích 400m2

– Chị Hương dự định bán cho anh Hoàng

– Diện tích đất của chị Hương chưa có sổ đỏ

Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên, chị Hương có thể thực hiện bán cho anh Hoàng theo cách thức: hợp đồng ủy quyền. Tuy nhiên, khi tiến hành mua bán anh Hoàng sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đồng thời cũng gây ra nhiều rắc rối pháp lý cho 2 bên khi thực hiện các thủ tục.

Cho nên, để đảm bảo việc mua bán phần diện tích đất đó được diễn ra thuận lợi, chị Hương nên làm thủ tục xin cấp sổ đỏ. Sau khi có sổ đỏ, chị Hương sẽ dễ dàng trong quá trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho anh Hoàng hơn!

Sau khi tham khảo nội dung trả lời của Luật sư về các trường hợp mua bán đất tái định cư, nếu bạn còn chưa hiểu rõ ở bất kỳ chỗ nào hãy ngay lập tức gọi đến hotline 1900.6174 để trao đổi trực tiếp với Luật sư một cách cụ thể, rõ ràng nhất!

>> Xem thêm: Cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật khiếu nại như thế nào?

truong-hop-mua-ban-dat-tai-dinh-cu-la-gi

 

Nhà nước lập và thực hiện dự án tái định cư như thế nào?

 

Bạn Ly có thắc mắc gửi đến Luật sư như sau:

“Chào Luật sư! Mong Luật sư giải đáp thắc mắc sau đây của tôi:

Bắc tôi có một mảnh đất tại khu tái định cư. Hiện nay, mảnh đất của bác tôi bị thu hồi để thực hiện dự án của Nhà nước. Tôi muốn hỏi quy định pháp luật về việc lập và thực hiện dự án tái định cư của Nhà nước như thế nào để bác tôi sớm có chỗ ở sau di dời.

Rất mong Luật sư có thể hỗ trợ cho tôi về vấn đề này, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Luật sư tư vấn chi tiết nhất về việc lập và thực hiện dự án tái định cư, liên hệ 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi vướng mắc về cho Tổng Đài Pháp Luật! Sau khi phân tích vấn đề của bạn, Luật sư của chúng tôi đã trả lời như sau:

Hiện nay, Nhà nước có quy định chặt chẽ các trường hợp được đền bù đất tái định cư, quy định về lập và thực hiện dự án tái định cư, đảm bảo ổn định cuộc sống người dân khi bị thu hồi đất. Theo Điều 85 Luật Đất đai năm 2013 quy định về việc lập và thực hiện dự án tái định cư như sau:

– UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thực hiện thu hồi đất
Khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền.

– Thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng của khu tái định cư.

Quay trở lại với câu hỏi của bạn Ly nêu trên, dựa trên những thông tin mà bạn Ly cung cấp:

– Đất của bác bạn Ly thuộc diện tích đất bị thu hồi theo kế hoạch của Nhà nước

– Bác bạn Ly phải di dời chỗ ở

Như vậy, bác bạn Ly sẽ được bố trí tái định cư cho người có đất ở thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở. Nhà nước tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư như sau:

– UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện nơi bác bạn Ly sinh sống có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất.

– Khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền.

– Việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư.

Do đó, bác bạn Ly không cần lo lắng nếu sau khi bị thu hồi đất không có chỗ ở. Nhà nước sẽ đảm bảo bác bạn Ly có đất tái định cư để sinh sống, đảm bảo cuộc sống bình thường.

Trên đây là tư vấn chi tiết nhất về việc lập và thực hiện dự án tái định cư mà Luật sư cung cấp, hy vọng thông tin sẽ hữu ích với bạn trong các tình huống thực tế. Trong quá trình tham khảo nội dung, nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hãy nhanh tay gọi điện đến hotline 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhất!

 

Trường hợp được bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

 

>> Luật sư tư vấn cụ thể các trường hợp được bố trí tái định cư, liên hệ ngay 1900.6174

Căn cứ tại Khoản 2 Điều 86 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

– Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư. Ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng.

– Phương án bố trí tái định cư đã được phê duyệt phải được công bố công khai tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và tại nơi tái định cư.

Theo quy định tại Điều 79 Luật Đất đai năm 2013, Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP, có 04 trường hợp được ở nhà ở tái định cư bao gồm:

– Hộ gia đình hoặc cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất ở mà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì sẽ được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư khi đáp ứng đủ 02 điều kiện:

+ Hộ gia đình hoặc cá nhân bị thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của UBND cấp tỉnh;

+ Hộ gia đình hoặc cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi.

– Hộ gia đình hoặc cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất ở mà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà trong hộ có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở bị thu hồi.

Nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú; có nhiều Hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở thu hồi thì UBND cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư và tình thực tế tại địa phương quyết định mức đất ở hoặc nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình.

– Hộ gia đình hoặc cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất trong hành lang an toàn thì được bố trí tái định cư hoặc được bồi thường chi phí di chuyển, và được hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất.

– Hộ gia đình hoặc cá nhân trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người bị thu hồi đất mà không còn đất ở hoặc nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở, nhà ở.

Trên đây là bài viết của Tổng Đài Pháp Luật về các vấn đề liên quan đến đất tái định cư là gì và các quy định pháp luật về đất tái định cư. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ có những thông tin hữu ích để giải quyết tình huống thực tế của riêng mình. Nếu các bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy kết nối ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng nhất!