Đất trồng lúa có lên thổ cư được không?Câu hỏi được nhiều người quan tâm tới trong tình hình đô thị hóa hiện nay. Điều kiện để đất trồng lúa lên đất thổ cư là gì? Hồ sơ thủ tục như thế nào? Tất cả câu hỏi trên sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp trong bài viết dưới đây. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp nhanh chóng!
Đất trồng lúa có lên thổ cư được không?
Anh Dũng ( Thanh Hóa) có câu hỏi:
“Xin chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi:
Nhà tôi được Nhà nước giao 5ha đất để sử dụng vào mục đích trồng lúa. Do giá giống lúa ngày càng tăng cao và tôi thường xuyên đi làm ăn xa, nên chỉ trồng được một vụ lúa trên năm. Nếu có trồng lợi nhuận thu lại rất ít, thậm chí còn ít hơn với số tiền bỏ ra để mua giống lúa.
Bên cạnh đó con trai nhà tôi vừa cưới vợ vào tháng 3 năm 2022, gia đình tôi lại có thêm một thành viên nữa nhưng diện tích đất ở nhà tôi rất nhỏ chỉ đủ xây một ngôi nhà nhỏ để vợ chồng tôi và con trai tôi sống.
Bây giờ tôi có nhu cầu sẽ xây nhà cho vợ chồng con trai tôi trên 5ha đất trồng lúa đó có được không? Mong nhận được sự giải đáp từ Luật sư. Xin cảm ơn!”
>> Tư vấn miễn phí về vấn đề đất trồng lúa có lên thổ cư được không, liên hệ ngay 1900.6174
Luật sư đất đai trả lời:
Thưa anh Dũng! Cảm ơn anh Dũng đã để lại câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật! Luật sư đưa ra tư vấn như sau:
Tại khoản 1 Điều 134 Luật Đất đai năm 2013 quy định về đất trồng lúa như sau:
Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa và hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.
Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa. Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Theo tinh thần của quy định trên Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa nên việc chuyển đổi đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp sẽ bị hạn chế nhưng không bị cấm.
Do đó, người dân khi yêu cầu chuyển đổi có thể chuyển đổi đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích nhà ở, tuy nhiên việc chuyển mục đích sử dụng đất này còn phải đáp ứng các điều kiện về chuyển đổi từ đất trồng lúa lên đất thổ cư, đặc biệt là điều kiện kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện đã được cơ quan của nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, đất trồng lúa có thể chuyển lên đất thổ cư, tuy nhiên rất hạn chế và phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai và dựa trên các chính sách của Nhà nước về bảo vệ đất trồng.
>> Xem thêm: Đất trồng lúa có được trồng cây lâu năm không?
Đất trồng lúa lên thổ cư cần đáp ứng điều kiện gì?
Anh Nam ( Thanh Hóa) có câu hỏi:
“Nhà tôi có một thửa ruộng 300m2 trong phần thông tin về mục đích sử dụng thửa đất có ghi là đất trồng lúa. Nhưng chỗ tôi ở khí hậu rất khắc nghiệt chỉ trồng được một vụ trên năm, nếu trồng được một vụchuột phá rất nghiêm trọng và thu lợi nhuận trên một vụ rất ít, không đủ để gia đình tôi trang trải cuộc sống.
Bây giờ tôi có nhu cầu xây nhà trên đất trồng lúa đó, tôi có trao đổi về điều kiện để tôi có thể xây nhà trên thửa đất trồng lúa đó với công chức địa chính xã tôi, nhưng công chức địa chính xã tôi trình bày không rõ ràng, cụ thể về điều kiện có thể xây nhà trên thửa đất trồng lúa nhà tôi.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi, để xây nhà trên thửa đất trồng lúa đó cần phải đáp ứng những điều kiện nào? Luật sư tư vấn cụ thể về điều kiện chuyển mục đích sử dụng trong trường hợp của tôi được không? Xin cảm ơn Luật sư!”
>> Tư vấn miễn phí điều kiện chuyển đất trồng lúa lên thổ cư, liên hệ 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Nam, đối với câu hỏi của anh, Luật sư tư vấn như sau:
Chuyển mục đích sử dụng đất là nhu cầu hợp pháp của cá nhân hay tổ chức có quyền sử dụng đất khi muốn thay đổi mục đích sử dụng diện tích đất. Tuy nhiên, nếu muốn chuyển mục đích sử dụng đất cá nhân, tổ chức phải có những điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa. Theo quy định tại Điều 52 Luật Đất đai năm 2013 về căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cụ thể như sau:
Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nếu đất của anh không nằm trong quy hoạch sử dụng đất mà đã có kế hoạch sử dụng đất buộc là phải chuyển đổi hàng năm anh sẽ không được chuyển mục đích sử dụng đất.
Còn nếu đất của anh nằm trong quy hoạch sử dụng đất mà đã có kế hoạch sử dụng đất buộc phải chuyển đổi hàng năm anh sẽ được chuyển mục đích sử dụng đất. Với trường hợp này anh sẽ phải nộp một khoản tiền để có thể bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc nhà nước sẽ có biện pháp để tăng hiệu quả sử dụng đất trồng.
Tùy vào điều kiện cụ thể tại địa phương anh, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định mức nộp cụ thể nhưng không thấp hơn 50% số tiền được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải chuyển sang loại đất phi nông nghiệp nhân với giá của loại đất trồng lúa tính theo bảng đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Điều 5 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP.
Như vậy, đất trồng lúa có lên thổ cư được không còn phụ thuộc vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, anh có thể đến trực tiếp Uỷ ban nhân dân cấp huyện để được cung cấp các thông tin pháp lý về thửa đất của nhà anh, từ đó làm căn cứ có thể xin chuyển từ đất trồng lúa sang đất ở theo quy định hiện hành.
>> Xem thêm: Điều kiện chuyển đổi đất lúa sang đất trồng cây lâu năm 2022
Đất trồng lúa lên thổ cư như thế nào?
Chị Lan có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư! Nhà tôi có thửa ruộng đã nhiều năm không trồng lúa, có trồng thì trồng được một vụ trên năm, sau một thời gian làm việc cùng Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Địa chính xã tôi đã đủ điều kiện để xin chuyển từ đất trồng lúa lên đất thổ cư.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi về việc chuyển đổi từ đất trồng lúa lên thổ cư thực hiện như thế nào. Xin nhận được giải đáp từ Luật sư. Xin cảm ơn Luật sư!”
>> Tư vấn miễn phí thủ tục chuyển đất trồng lúa lên thổ cư nhanh chóng. Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn chị đã để lại câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật, Luật sư của chúng tôi đưa ra sự tư vấn như sau:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 52 Luật Đất đai năm 2013 quy định về các căn cứ để thuê đất, giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất điều kiện quan trọng nhất đó là ‘kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.’ Nếu đất đã nằm trong quy hoạch sử dụng đất mà đã có kế hoạch sử dụng đất buộc phải chuyển đổi hàng năm sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Như vậy, xét về trường hợp của chị, nếu đã đủ điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa lên đất thổ cư chị sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ và làm thủ tục chuyển đổi từ đất trồng lúa lên thổ cư theo quy định của pháp luật hiện hành.
>> Xem thêm: Đất trồng lúa có xây nhà được không? Tự ý xây nhà xử lý thế nào?
Đất trồng lúa lên thổ cư cần chuẩn bị hồ sơ gì?
Theo Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cụ thể từ đất trồng lúa lên thổ cư như sau:
– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo mẫu số 01.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
– Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của chủ thể có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.
Đất trồng lúa lên đất thổ cư như thế nào?
Quy định về trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Bước 1:
Cần chuẩn bị một bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT. Chủ thể có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi Trường.
Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ hay chưa hợp lệ trong thời gian không quá 3 ngày làm việc Phòng Tài nguyên và Môi trường phải có thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bước 2:
Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện tiếp nhận và xử lý hồ sơ. Phòng Tài nguyên và
Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích đích sử dụng đất. Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành.
Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân nhân cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính. Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo hướng dẫn của Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Bước 3:
Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành trả kết quả bằng cách trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sau khi đã thực hiện nghĩa vụ tài chính.
>> Xem thêm: Đất trồng lúa có được thế chấp không? Tư vấn chi tiết
Đất trồng lúa lên đất thổ cư mất bao lâu?
>> Đất trồng lúa lên đất thổ cư mất bao lâu? Liên hệ ngay 1900.6174
Thời gian giải quyết thủ tục của cơ quan có thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa quy định như sau:
Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết cho chủ thể có nhu cầu chuyển đổi đất (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất).
Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thời gian giải quyết không quá 25 ngày.
Đất trồng lúa lên đất thổ cư mất bao nhiêu tiền?
>> Giải đáp miễn phí chi phí chuyển đổi đất trồng lúa sang đất thổ cư, liên hệ ngay 1900.6174
Theo quy định tại Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất trồng lúa được xác định là loại đất nông nghiệp. Nên chi phí chuyển đổi được tính theo trường hợp chuyển từ đất nông nghiệp lên đất ở như sau:
Tiền sử dụng đất: Đây là khoản tiền nhiều nhất khi chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư
Trường hợp 1: Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở (đất ở và đất nông nghiệp xen lẫn với nhau trong cùng thửa đất)
Điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định 02 trường hợp sau sẽ nộp tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích:
– Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở sang làm đất ở.
– Đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01/7/2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở.
Nếu thuộc trường hợp trên tiền sử dụng đất tính theo công thức sau:
Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% x (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)
Trường hợp 2: Chuyển từ đất nông nghiệp được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở.
Điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định tiền sử dụng đất trong trường hợp này được tính theo công thức sau:
Tiền sử dụng đất phải nộp =Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp
Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Thông tư 250/2016/TT-BTC quy định như sau: lệ phí cấp Sổ đỏ thuộc thẩm quyền của hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định và các tổ chức, cá nhân cần nộp khoản lệ phí này khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Thứ nhất về lệ phí trước bạ theo quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP ngày 21/02/2019 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về lệ phí trước bạ, tỷ lệ phần trăm (%) lệ phí trước bạ nhà, đất là 0,5%. Giá đất tính phí trước bạ căn cứ theo bảng giá nhà, đất do UBND tỉnh, thành phố ban hành tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.
– Thứ hai về Phí thẩm định hồ sơ: Phí thẩm định hồ sơ do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định nên: Không phải tỉnh thành nào cũng thu loại phí này và nếu có thu mức thu giữa các tỉnh thành là không giống nhau.
Các loại phí chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư nộp vào ngân sách nhà nước. Đối tượng có yêu cầu chuyển đổi từ đất trồng lúa lên thổ cư có thể nộp tại kho bạc Quận/ huyện; tại cơ quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế và thông tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế. Và có thể nộp qua hai hình thức nộp trực tiếp tại các địa điểm trên hoặc thông qua hình thức điện tử, chuyển khoản.
Trên đây là tư vấn của Luật sư tại Tổng Đài Pháp Luật về điều kiện và các vấn đề pháp lý liên quan đến chuyển đổi đất trồng lúa lên thổ cư. Hy vọng bài viết trên đây của Luật sư đã giúp bạn đọc hiểu rõ về vấn đề chuyển đất trồng lúa lên thổ cư theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc còn bất kì câu hỏi nào liên quan đến lĩnh vực đất đai khác hãy liên hệ đến Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.
Liên hệ Luật sư tại Tổng Đài Pháp Luật
Chuyển đổi đất trồng lúa lên thổ cư là một vấn đề nhiều người thắc mắc và được nhận xét là vấn đề khó giải quyết. Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị tư vấn pháp luật hàng đầu về lĩnh vực đất đai và các vấn đề có liên quan, với đội ngũ Luật sư giỏi, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Với trình độ chuyên môn pháp lý sâu rộng trên nhiều lĩnh vực pháp luật khác như: Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình…
Luật sư của chúng tôi sẵn sàng tư vấn cho khách hàng khi khách hàng có thắc mắc chưa tìm được hướng giải quyết cùng với mong muốn định hướng cách giải quyết rõ ràng chính xác nhất, nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật đến tất cả mọi người.
Trong trường hợp khẩn cấp và có bất kì một câu hỏi nào xin liên hệ tới Luật sư tại Tổng Đài Pháp Luật theo hotline: 1900.6174 để được Luật sư của chúng tôi hỗ trợ kịp thời và tư vấn miễn phí. Hoặc có thể gửi câu hỏi cần tư vấn qua Email lienhe.luatthienma@gmail.com để được hỗ trợ và tư vấn.