Năm 2024, giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng lương không?

Năm 2023, giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng lương không? Mức hưởng theo đúng quy định hiện nay được tính như thế nào? Chắc hẳn đây là thắc của rất nhiều cá nhân tổ chức đặc biệt là những người có liên quan trực tiếp như giáo viên, các cá nhân quản lý trong ngành giáo dục. Trong bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ về vấn đề này. Nếu bạn gặp bất kỳ vướng mắc nào, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ trọn vẹn nhất!

>> Tư vấn chính xác giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng lương không, gọi ngay 1900.6174

giao-vien-nghi-thai-san-co-duoc-huong-luong-khong

Giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng lương không?

 

Chị Hạnh (Hòa Bình) có câu hỏi:
“Xin chào Luật sư, tôi là Hạnh (Địa chỉ thường trú tại Hòa Bình). Tôi có vấn đề về chế độ nghỉ thai sản của giáo viên cần Luật sư tư vấn, giải đáp. Tôi là giáo viên hợp đồng của một trường mầm non đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2018. Đến tháng 09/2019 tôi nghỉ dạy học để dưỡng thai và sinh con. Vậy thưa Luật sư, trong thời gian giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng lương không? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!”

 

>> Giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng lương không, tư vấn ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào Chị Hạnh, cảm ơn chị đã đặt câu hỏi cho chúng tôi về việc giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng lương không? Về câu hỏi của chị, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời dưới đây:

Căn cứ theo khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng chế độ thai sản như sau:

“2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.”

Theo đó thời gian bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội là 14 ngày làm việc trở đi trong tháng thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động và người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 168 Luật Lao Động năm 2019 cũng quy định như sau:

“2. Trong thời gian người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc, người sử dụng lao động không phải trả tiền lương cho người lao động.”

Theo đó, trong thời gian nghỉ thai sản, giáo viên sẽ không được người sử dụng lao động trả lương. Tuy nhiên, trường hợp nếu đi làm trước hạn được pháp luật quy định chi tiết tại Điều 139 Bộ luật lao động năm 2019 như sau: Lao động nữ sẽ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng và thời hạn nghỉ trước khi sinh này không quá 02 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì cứ mỗi con, người mẹ sẽ được nghỉ thêm 01 tháng tính từ con thứ 02 trở đi .

Trong thời hạn nghỉ thai sản này, lao động nữ sẽ được hưởng chính sách thai sản theo pháp luật về bảo hiểm xã hội .

Hết thời hạn nghỉ thai sản theo pháp luật tại khoản nêu trên, nếu có nhu yếu, lao động nữ vẫn hoàn toàn có thể tiếp tục được nghỉ thêm một thời hạn không hưởng lương nếu có thỏa thuận hợp tác với người sử dụng lao động và được đồng ý chấp thuận .

Trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản theo lao lý tại khoản nêu trên, người lao động nữ hoàn toàn có thể tiếp tục trở lại thao tác trước nhưng phải phân phối đã nghỉ tối thiểu được 04 tháng và người lao động phải báo trước đồng thời được người sử dụng lao động chấp thuận đồng ý cũng như phải có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về việc không có hại cho sức khỏe thể chất của người lao động khi đi làm sớm .

Đối với trường hợp này, ngoài tiền lương việc hưởng lương của những ngày do người sử dụng lao động trả thì lao động nữ vẫn sẽ liên tục được hưởng trợ cấp thai sản theo lao lý của luật bảo hiểm xã hội năm năm trước .

Lao động nam khi vợ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ, được nghỉ việc hưởng chính sách thai sản theo lao lý của luật bảo hiểm xã hội 05 năm trước.

Theo đó, trong trường hợp này, ngoài tiền lương việc hưởng lương của những ngày thao tác do người sử dụng lao động chi trả thì giáo viên vẫn được hưởng trợ cấp thai sản theo pháp luật bảo hiểm xã hội. Như vậy trong trường hợp này, chúng tôi đã giải quyết trả lời câu hỏi “Giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng lương không” của chị Hạnh. Trong trường hợp, chị không hiểu, hay không rõ về vấn đề gì, hãy liên lạc 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!

>> Xem thêm: Vợ đẻ chồng được nghỉ bao nhiêu ngày – Mức hưởng chế độ thai sản

tu-van-giao-vien-nghi-thai-san-co-duoc-huong-luong-khong

Giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng trợ cấp không?

 

Chị Tình (Hải Phòng) có câu hỏi:
“Chào Luật sư, tôi là Tình, tôi có câu hỏi cần Luật sư giải đáp. Tôi là giáo viên dạy học tại một trường cấp 2 tại thành phố Hải Phòng từ năm 2018. Trong thời gian dạy học ở đây, tôi đều đóng BHXH đầy đủ. Đến tháng 02/2020 thì tôi nghỉ 06 tháng thai sản . Vậy thưa Luật sư trong thời gian này tôi có thể được hưởng trợ cấp không. Xin cảm ơn và mong Luật sư phản hồi thắc mắc.”

 

>> Điều kiện hưởng trợ cấp thai sản của giáo viên, tư vấn ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn chị Tình đã gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi. Về câu hỏi của chị chúng tôi xin trả lời như sau:

Việc giáo viên khi nghỉ thai sản sẽ được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được quy định cụ thể tại Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

Lao động nữ sinh con sẽ được trợ cấp một lần cho mỗi con gấp 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con .

Trong trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha đứa trẻ tham gia bảo hiểm xã hội thì cha sẽ được trợ cấp một lần bằng 02 lần so với mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con .

Rõ ràng, ta thấy được mức lương cơ sở sẽ được lấy làm căn cứ để tính tiền trợ cấp một lần sinh con. Mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng. Ngoài ra chị Tình còn được hưởng các chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh. Số ngày nghỉ sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 do Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động quyết định. Trường hợp nếu nơi chị làm việc chưa thành lập công đoàn thì sẽ do người lao động quyết định.

Tóm lại, theo những phân tích ở trên, trong 06 tháng chị Tình nghỉ chế độ thai sản khi sinh con thì chị sẽ được hưởng những khoản sau trợ cấp:

Trợ cấp 1 lần khi sinh con bằng 2 lần mức lương cơ sở; mức lương mỗi tháng nghỉ sẽ bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc;

Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản tối đa bằng: 7 ngày x 30% x Mức lương cơ sở (tối đa sẽ bằng 2.730.000 đồng).

Trong trường hợp, chị không hiểu, hay không rõ về vấn đề giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng lương không hay hưởng trợ cấp như thế nào, hãy liên lạc 1900.6174 để được các Luật sư của chúng tôi tư vấn trọn vẹn nhất!

>> Xem thêm: Nghỉ thai sản có được hưởng lương không quy định năm 2023

Điều kiện hưởng chế độ thai sản của giáo viên

 

Chị Thanh (Ninh Bình) có câu hỏi:
“Xin chào luật sư, tôi là Thanh (Địa chỉ thường trú tại Ninh Bình). Tôi là một giáo viên dạy ở một trường cấp 1 ở Ninh Bình. Tôi đang mang thai được 02 tháng. Do muốn tìm hiểu về pháp luật, tôi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi về điều kiện hưởng chế độ thai sản của giáo viên là gì? Cảm ơn và mong Luật sư giải thích thắc mắc.”

 

>> Tư vấn giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng lương không, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin cảm ơn chị Thanh đã sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật. Về câu hỏi của chị chúng tôi đã nghiên cứu, xem xét và đưa ra câu trả lời như sau:

Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên được pháp luật quy định rõ ràng, chi tiết trong chế độ nghỉ thai sản cho lao động nữ. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều giáo viên chưa rõ về điều kiện hưởng chế độ thai sản, qua đó làm mất những quyền lợi của mình nên có.

Căn cứ theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định chi tiết về các điều kiện hưởng chế độ thai sản của giáo viên:

Giáo viên phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con (khoản 2 Điều 31 Luật BHXH). Nếu phải nghỉ dưỡng thai theo yêu cầu của các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm ít nhất 03 tháng trong 12 tháng trước khi sinh con.

Trường hợp nữ giáo viên không đóng đủ 06 tháng bảo hiểm xã hội trong 12 tháng trước khi sinh con hoặc trước khi nhận con nuôi thì sẽ được hưởng các chế độ khi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý hoặc mẹ chết sau khi sinh dựa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Trên đây là các điều kiện để hưởng chế độ nghỉ thai sản của giáo viên. Nếu chị Thanh có bất cứ thắc mắc nào về “giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng lương không?” và điều kiện, cách tính bảo hiểm đối với giáo viên, hãy liên hệ 1900.6174 để được các Luật sư của Tổng đài pháp luật tư vấn trực tiếp.

>> Xem thêm: Nghỉ 1 năm có được hưởng chế độ thai sản không?

Mức hưởng chế độ thai sản cho giáo viên hiện nay là bao nhiêu?

 

Anh Đức ( Gia Lai) có câu hỏi:
“Thưa luật sư, tôi là Đức, tôi cần Luật sư tư vấn như sau: Vợ tôi làm giáo viên tại một trường tiểu học trên địa bàn tỉnh được 3 năm. Đến nay vợ tôi mang thai 3 tháng. Vậy Luật sư cho tôi hỏi mức hưởng chế độ thai sản cho giáo viên hiện nay là bao nhiêu? Trân trọng cảm ơn Luật sư!”

 

>> Tư vấn chính xác mức hưởng chế độ thai sản của giáo viên, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Đức! Cảm ơn anh đã tin tưởng và lựa chọn Tổng Đài Pháp Luật. Về thắc mắc của anh Đức, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc như sau:

1.Tiền trợ cấp một lần khi sinh con

Giáo viên nghỉ thai sản sẽ được nhận trợ cấp 1 lần khi sinh bằng 2 lần mức lương cơ sở tại thời điểm sinh con. Căn cứ theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ được hưởng tiền thai sản, như sau:

Trợ cấp một lần = Mức lương cơ sở x 2

Năm 2023, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, mức trợ cấp một lần khi sinh con là: 1,49 triệu đồng x 2 = 2,96 triệu đồng.

Nếu giáo viên nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ hè và không được sắp xếp nghỉ bù thì sẽ được chi trả thêm tiền những ngày không được nghỉ bù đó.

2. Tiền chế độ thai sản

Giáo viên sẽ được hưởng trợ cấp 06 tháng nghỉ sinh, mức hưởng 1 tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản;…Căn cứ theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Mức hưởng hàng tháng = 100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 06 tháng trước khi nghỉ việc

Trường hợp giáo viên chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng sẽ được tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng.

Ngoài ra, sau khi giáo viên quay trở lại làm việc sau khi nghỉ sinh thì có thể được hưởng chế độ phục hồi sức khỏe, dưỡng sức sau sinh. Nếu trong thời gian 30 ngày sau khi giáo viên quay trở lại làm việc mà sức khỏe mình chưa phục hồi thì giáo viên sẽ được nghỉ thêm tối đa 5 ngày nghỉ nếu sinh thường và tối đa 7 ngày nghỉ nếu trước đó sinh mổ. Mỗi ngày nghỉ sẽ có mức hưởng bằng 30% mức lương cơ sở.

Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng hoặc chị có thêm bất kỳ câu hỏi nào khác có liên quan, hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.6174 để được tư vấn cụ thể từ đội ngũ Luật sư uy tín, dày dặn kinh nghiệm tại Tổng Đài Pháp Luật.

>> Xem thêm: Cách tính ngày nghỉ thai sản nhanh nhất cho người lao động năm 2023

giao-vien-nghi-thai-san-co-duoc-huong-luong-khong-nam-2022

Thủ tục hưởng chế độ thai sản của giáo viên

 

Chị Trâm (Vĩnh Phúc) có câu hỏi:
“Xin chào luật sư, tôi có vấn đề mong muốn Luật sư giải đáp thắc mắc. Em gái tôi là một giáo viên cấp 3 tại một trường trung học trên tỉnh Vĩnh Phúc. Trong thời gian dạy học ở đây, em gái tôi đều đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ. Hiện tại em gái tôi đang nghỉ 06 tháng chế độ thai sản. Luật sư cho tôi hỏi thủ tục hưởng chế độ thai sản của giáo viên như thế nào? Cảm ơn và mong Luật sư giải đáp thắc mắc!”

 

>> Tư vấn thủ tục hưởng chế độ thai sản giáo viên nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị! Cảm ơn chị đã để lại câu hỏi cho chúng tôi. Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của chị và đưa ra tư vấn như sau:

Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên được pháp luật quy định rõ ràng, chi tiết trong chế độ nghỉ thai sản cho lao động nữ. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều giáo viên vẫn chưa rõ về thủ tục hưởng chế độ thai sản, qua đó làm mất những quyền lợi nên có của mình.

Thủ tục hưởng chế độ nghỉ thai sản cho giáo viên được pháp luật quy định chi tiết tại Điều 101 Luật bảo hiểm xã hội 2014Điều 9 Quyết định số 166/QĐ-BHXH.

1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với giáo viên nữ sinh con gồm:

Bản sao giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con;

Bảo sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con mất;

Bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp mẹ chết sau khi sinh;

Giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh về tình trạng của người mẹ sau khi sinh không đủ sức khỏe để chăm sóc con.

Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của mẹ trong trường hợp người con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

Giấy chứng nhận nghỉ, dưỡng thai.

2. Hồ sơ hưởng chế độ nghỉ thai sản đối với giáo viên năm 2023 nữ khi đi khám thai, nạo, hút thai, sảy thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai

Giấy chứng nhận nghỉ việc để hưởng bảo hiểm xã hội nếu điều trị ngoại trú;

Giấy ra viện nếu điều trị nội trú.

Nếu chị Trâm còn bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp liên quan đến vấn đề: giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng lương không, thủ tục, trình tự, quy định về chế độ nghỉ thai sản của giáo viên…; hãy liên hệ 1900.6174 để được các Luật sư tư vấn, hỗ trợ trực tiếp.

>> Xem thêm: Chế độ thai sản về sớm theo Bộ Luật lao động năm 2019

Một số câu hỏi liên quan khác đến chế độ thai sản của giáo viên

 

Tiền trợ cấp 1 lần khi sinh con của giáo viên

 

Chị Trinh (Hai Bà Trưng) có câu hỏi:
“Xin chào Luật sư, tôi là Nhung, tôi có câu hỏi mong Luật sư giải đáp. Tôi là một giáo viên một trường chuyên ở quận Hoàn Kiếm từ năm 2015. Tôi đã đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội từ năm 2015 đến bây giờ. Đến tháng 06/2018, tôi có nghỉ giảng dạy ở trường để sinh con. Vậy Luật sư cho tôi hỏi tiền trợ cấp 1 lần khi sinh con của giáo viên là gì? Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Giải đáp mức trợ cấp 1 lần sinh con của giáo viên, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Trinh, cảm ơn chị đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Về vấn đề của chị, chúng tôi xin giải đáp rõ ràng thắc mắc như sau:

Căn cứ theo Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

“Lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Theo đó, mức lương cơ sở được lấy làm căn cứ để tính tiền trợ cấp một lần khi sinh con. Từ nay đến ngày 30/6/2020, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng và từ ngày 01/7/2020, mức lương cơ sở là 1.600.000 đồng/tháng.”

Như vậy trong trường hợp của chị, chị sinh con trước ngày 01/7/2020, mức trợ cấp một lần cho mỗi con là: 1.490.000 đồng x 2 = 2.980.000 đồng.

Trên đây là tiền trợ cấp 1 lần khi sinh con của giáo viên. Nếu chị Trinh có bất cứ thắc mắc nào về giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng lương không hoặc cách tính bảo hiểm đối với giáo viên, hãy liên hệ 1900.6174 để được giải đáp chi tiết nhất!

Mức dưỡng sinh sau khi sinh của giáo viên

 

Chị Diện (Sơn La) có câu hỏi:

“Xin chào Luật sư, tôi là Diện (Địa chỉ thường trú tại Sơn La). Tôi có vấn đề về mức dưỡng sinh sau khi sinh của giáo viên cần Luật sư tư vấn, giải đáp. Tôi là giáo viên hợp đồng của một trường cấp hai đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2020. Đến tháng 09/2011 tôi nghỉ dạy học để dưỡng thai và sinh con. Vậy thưa Luật sư, trong thời gian giáo viên nghỉ thai sản thì mức dưỡng sinh sau khi sinh của giáo viên là bao nhiêu? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!”

 

>> Tư vấn mức dưỡng sinh sau sinh của giáo viên, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị! Chúc chị một ngày tốt lành. Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của chị và đưa ra tư vấn như sau:

Xét căn cứ theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

“Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ được tính cụ thể như sau:

Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh mổ;

Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Thời gian này bao gồm cả ngày ngày nghỉ hằng tuần, nghỉ lễ, nghỉ Tết,.

Trong những ngày nghỉ dưỡng sức, lao động nữ được hưởng tiền trợ cấp với mức mỗi ngày bằng 30% lương cơ sở.”

Như vậy, nếu như chị nghỉ dưỡng sức từ trước ngày 01/7/2020, mức tiền dưỡng sức là 447.000 đồng/ngày; từ ngày 01/7/2020 trở đi là 480.000 đồng/ngày.

Như vậy, trên đây là toàn bộ phần giải đáp của Luật sư về mức dưỡng sau khi sinh của giáo viên. Nếu chị Diện có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan, hãy liên hệ 1900.6174 để được kết nối với Luật sư giàu kinh nghiệm và lắng nghe tư vấn chi tiết nhất!

Mức hưởng chế độ thai sản của giáo viên khi trùng với kỳ nghỉ hè

 

Chị Yến ( Bình Thuận) có câu hỏi:
“Chào Luật sư, tôi có câu hỏi về chế độ thai sản của giáo viên. Tôi đang là giáo viên tiểu học của một trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Tôi có tham gia đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ tại trường từ khi bắt đầu giảng dạy tại đây. Hôm trước tôi có đi siêu âm thì Bác sĩ dặn dò khả năng sẽ sinh vào tháng 5. Vậy thưa Luật sư, trong tình huống của tôi thì mức hưởng chế độ thai sản của giáo viên khi trùng với kỳ nghỉ hè được tính như thế nào ạ? Xin cảm ơn Luật sư!”

 

>> Tư vấn mức hưởng thai sản của giáo viên khi nghỉ hè, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn! Nội dung thắc mắc của bạn được Luật sư của chúng tôi nghiên cứu và đưa ra tư vấn như sau:

Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên được pháp luật quy định rõ ràng, chi tiết trong chế độ nghỉ thai sản cho lao động nữ. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều giáo viên vẫn chưa rõ về các vấn đề xoay quanh chế độ thai sản, qua đó làm mất những quyền lợi của mình nên có. Sau đây, chúng tôi xin trình bày về mức hưởng chế độ thai sản của giáo viên khi trùng với kỳ nghỉ hè dưới đây:

Hiện nay, giáo viên sẽ được hưởng 1 kỳ nghỉ là “đặc thù” của ngành giáo dục, bên cạnh kỳ nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, đó là nghỉ hè. Thời gian nghỉ hè của các giáo viên là 2 tháng, trong đó lương, phụ cấp vẫn giữ nguyên.

Căn cứ theo Điều 5 (3) Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT:

“Thời gian nghỉ hàng năm của giáo viên bao gồm: nghỉ hè, nghỉ lễ hội mùa xuân, nghỉ học kỳ và các kỳ nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Giáo viên được nghỉ hè thay cho phép năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có);

b) Nghỉ Tết Nguyên đán và các ngày nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật lao động.

Hiệu trưởng bố trí hợp lý thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên theo kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm và điều kiện cụ thể của từng trường. “

Theo quy định trên, thời gian nghỉ hè 2 tháng của giáo viên được tính là nghỉ hằng năm. Trong thời gian này, giáo viên không bắt buộc phải làm việc, nhưng vẫn được hưởng nguyên lương. Theo thông tin của chị cung cấp, thời gian nghỉ thai sản của chị đúng là hai tháng nghỉ hè nên chị có thể đề nghị hiệu trưởng nơi trường chị làm việc bố trí cho nghỉ trước khi nghỉ thai sản, hoặc hoãn thời gian nghỉ sau khi nghỉ thai sản..

Theo Công văn 1125/NGCBQLGD-CSNGCB năm 2017 thì thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của giáo viên theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được coi là thời gian làm việc của giáo viên nữ để tính số ngày nghỉ hằng năm. Theo đó, giáo viên có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hàng năm sau khi nghỉ thai sản hoặc thanh toán tiền nghỉ hàng năm (nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hàng năm cho giáo viên).

Trên đây là những giải đáp của Luật sư về thắc mắc mức hưởng chế độ thai sản của giáo viên khi trùng với kỳ nghỉ hè . Nếu chị Yến có vấn đề cần giải đáp hãy liên hệ 1900.6174 để được các Luật sư tư vấn, hỗ trợ trực tiếp.

Mức hưởng chế độ thai sản của giáo viên thực tập

 

Anh Thành (Lạng Sơn) có câu hỏi:
“Xin chào Luật sư, tôi có vấn đề về chế độ thai sản của giáo viên. Vợ tôi là giáo viên thực tập của một trường cấp 2 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ cuối năm 2018. Trong thời gian thực tập ở đây, vợ tôi đều đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ. Đến cuối năm 2019 thì vợ tôi nghỉ thai sản sinh con.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này thì mức hưởng chế độ thai sản của giáo viên thực tập được tính như thế nào. Xin chân thành cảm ơn Luật sư.”

 

>> Tư vấn mức hưởng chế độ thai sản của giáo viên thực tập, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin cảm ơn anh Thành đã đặt câu hỏi cho tổng đài pháp luật chúng tôi, về câu hỏi của anh chúng tôi xin đưa ra giải đáp thắc mắc như sau:

Giáo viên thử việc có được hưởng chế độ thai sản hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bởi lẽ chế độ thai sản phụ thuộc vào mức đóng bảo hiểm xã hội, mà hiện nay đa số trong thời gian thử việc lại không bắt buộc đóng bảo hiểm.

Do đó, nếu vợ anh đóng đủ bảo hiểm từ 6 tháng trở lên, thì giáo viên nghỉ thai sản sẽ được hưởng trợ cấp chế độ thai sản. Cùng với đó, sẽ có những chính sách hỗ trợ kèm theo của doanh nghiệp, trường học, cơ sở giáo dục đào tạo dành cho giáo viên được khoản phí kèm theo cùng lương chế độ.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc mức hưởng chế độ thai sản của giáo viên thực tập nghỉ thai sản và những chia sẻ từ chuyên gia tư vấn pháp luật của chúng tôi. Trong quá trình tham khảo nội dung, nếu còn bất kỳ vấn đề nào chưa được rõ ràng, vui lòng liên hệ hotline 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Cảm ơn quý anh, chị đã quan tâm đến vấn đề “giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng lương không” và chọn chúng tôi là người hỗ trợ. Nếu anh chị có những thắc mắc gì đến những vấn đề như: chế độ nghỉ thai sản đối với giáo viên năm 2020, các trình thủ, thủ tục, làm đơn hưởng chế độ thai sản của giáo viên..….thì hãy liên hệ đến hotline 1900.6174 Tổng đài pháp luật chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp