Phá hoại hạnh phúc gia đình người khác bị xử lý như thế nào?

Phá hoại hạnh phúc gia đình người khác có bị xử phạt không? Cách xử lý khi phát hiện hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác như thế nào? Tất cả những vấn đề này sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp trong bài viết dưới đây. Trong quá trình tìm hiểu pháp luật, bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được các Luật sư, chuyên gia pháp lý tư vấn, hỗ trợ và giải đáp kịp thời!

>> Tư vấn quy định về phá hoại hạnh phúc gia đình người khác, gọi ngay 1900.6174

 

tu-van-quy-dinh-ve-pha-hoai-hanh-phuc-gia-dinh-nguoi-khac

 

Phá hoại hạnh phúc gia đình người khác là gì?

 

>> Phá hoại hạnh phúc gia đình người khác là gì? Gọi ngay 1900.6174

 

Phá hoại hạnh phúc gia đình người khác là hành vi của cá nhân gián tiếp hoặc trực tiếp có các hành vi làm cho gia đình bị tan vỡ. Yếu tố gia đình này được xác định bằng quan hệ huyết thống, hôn nhân bị sáo trộn, dẫn đến tình trạng ly hôn hoặc có một trong những thành viên trong gia đình phải tự tử.

Các hành vi được xem là phá hoại hạnh phúc gia đình người khác, bao gồm:

– Người đang có chồng, có vợ mà lại kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác;

– Người chưa có chồng, chưa có vợ mà kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng với người đang có vợ, có chồng;

– Kết hôn hoặc sống chung với nhau như vợ chồng với người cùng trực thuộc dòng họ; bố mẹ nuôi, con nuôi,…

Tất cả các hành vi trên đều vi phạm chế độ một vợ một chồng theo quy định của Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014.

Việc chung sống với nhau như vợ chồng thường được chứng minh bằng các biểu hiện ra bên ngoài, cụ thể như sau:

+ Họ coi nhau là vợ chồng và có con chung.

+ Được xã hội và hàng xóm xung quanh coi như vợ chồng.

+ Có tài sản chung.

+ Đã được gia đình, đoàn thể giáo dục, cơ quan mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó.

Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý trên mọi lĩnh vực như: tư vấn luật hôn nhân gia đình, tư vấn luật dân sự, tư vấn luật đất đai,… Với gần 10 kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật cùng thái độ làm việc chuyên nghiệp, tổng đài đã nhận được sự tin tưởng của rất nhiều khách hàng và đối tác trên toàn quốc. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!

 

>> Xem thêm: Ngoại tình có vi phạm luật hôn nhân gia đình không? Quy định 2022

 

cac-yeu-to-cau-thanh-toi-pha-hoai-hanh-phuc-gia-dinh-nguoi-khac

 

Các yếu tố cấu thành tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác

 

>> Phân tích yếu tố cấu thành tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác, gọi ngay 1900.6174

 

Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể nào về hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác nên không có tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác trong quy định pháp luật hiện hành. Tuy nhiên những hành vi này đang xâm phạm đến quan hệ hôn nhân và gia đình được pháp luật Việt Nam bảo vệ.

Theo đó Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có một chương riêng là Chương XVII quy định cụ thể, chi tiết về các loại tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình. Ở đây, hành vi này đang xâm phạm đến các quan hệ hôn nhân và chế độ một vợ một chồng.

Theo quy định tại Điều 183 Bộ Luật Hình sự năm 2015, cụ thể như sau.

1. Về khách thể:

Tội phạm có hành vi xâm hại, ảnh hưởng đến các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 2, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Tức là có người khác, đang sống chung với người khác như vợ chồng trong khi đã có chồng, có vợ.

2. Về chủ thể:

Đối tượng được xác định ở đây là “Người nào”.

Do đó, bất cứ người nào là đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ Luật Hình sự năm 2015 đều có thể là chủ thể của tội phạm này.

Khi họ thực hiện những hành vi được mô tả tại Điều 182 Bộ Luật Hình sự năm 2015 thì có khả năng là tội phạm.

3. Về mặt khách quan:

Hành vi được người phạm tội thực hiện:

Người phạm tội phải thực hiện một trong những hành vi được mô tả, quy định tại Điều 182 Bộ luật này. Trong đó, họ là đối tượng thực hiện 01 trong 02 hành vi như sau:

– Đang có chồng, có vợ mà kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng với người khác;

– Chưa có chồng, chưa có vợ mà kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có vợ, có chồng.

Hậu quả là yếu tố bắt buộc phải có đối với loại tội phạm này.

Tức là phải thấy được mối liên hệ và tác động trực tiếp từ hành vi dẫn đến hậu quả. Cụ thể bao gồm:

– Làm cho quan hệ hôn nhân của 01 hoặc 02 bên dẫn đến ly hôn;

– Làm cho vợ, chồng hoặc con của 01 trong 02 bên tự sát;

– Đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn còn vi phạm.

– Đã có quyết định của Tòa án có thẩm quyền về hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống với nhau như vợ chồng trái với chế độ một chồng, một vợ mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Tính chất nghiêm trọng của hành vi này khiến cho tội phạm được thực hiện.

4. Về mặt chủ quan:

Người phạm tội này biết và buộc phải biết rằng hành vi của mình sẽ gây ảnh hưởng, tác động đến gia đình người khác nhưng vẫn cố ý thực hiện và gây ra hậu quả. Họ biết đối phương đã có chồng, có vợ nhưng vẫn vi phạm. Ở đây, lỗi được xác định ở đây là lỗi cố ý.

 

>> Xem thêm: Tài sản trước hôn nhân được xác định và phân chia như thế nào?

 

Quy định về mức xử phạt đối với hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác

 

Chị Hà (Hoàng Mai – Hà Nội) có câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc mong muốn được tư vấn như sau:

Cạnh nhà tôi có một cặp vợ chồng trẻ đã kết hôn được 05 năm. Người chồng đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc, còn người vợ là giáo viên của một trường tiểu học tại địa phương. Cách đây 2 tháng, người chồng về nước và có dẫn thêm một người phụ nữ về cùng. Người chống kiên quyết đòi ly hôn với người vợ. Tôi thấy hành vi của người phụ nữ kia đã làm phá vỡ hạnh phúc gia đình người khác.

Vậy thưa Luật sư, theo quy định pháp luật hiện hành thì hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác bị xử phạt như thế nào? Tôi xin cảm ơn Luật sư, mong muốn giải đáp thắc mắc.

 

>> Mức xử phạt đối với hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn chị Hà đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi thắc mắc trên của chị, các Luật sư của chúng tôi đã phân tích và đưa ra phần giải đáp cho thắc mắc trên như sau:

Tùy thuộc vào cấu thành tội phạm, hành vi và hậu quả để xác định vi phạm của cô bồ kia. Họ có thể bị xử lý vi phạm hành chính nếu vi phạm này chưa đến mức để xử lý hình sự. Theo đó cách thức xử phạt của nhà nước có người vi phạm, người phạm tội, cụ thể như sau:

Xử phạt hành chính

Do đó, người đang có chồng có vợ mà chung sống với nhau như vợ chồng với người khác thì sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định về ly hôn, kết hôn và vi phạm chế độ hôn nhân gia đình một vợ một chồng. Lỗi vi phạm này được quy định trong Điều 59 của Nghị định số 82/2020.
Xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm chế độ một chồng, một vợ:

Theo Khoản 1 điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/07/2020 quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Đang có chồng hoặc đang có vợ mà kết hôn với người khác, chưa có chồng hoặc chưa có vợ mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có vợ hoặc đang có chồng;

b) Đang có chồng hoặc đang có m vợ à chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có chồng hoặc chưa có vợ mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có vợ hoặc đang có chồng;

– Phân tích quy định pháp luật:

Tại điểm a, điểm b mức phạt đối với người chồng, người vợ vi phạm chế độ hôn nhân.

Điểm c mức phạt người thứ ba vi phạm, chen chân vào cuộc sống hôn nhân của người khác.

Như vậy trong hành vi thực hiện đã đủ để xác định mức vi phạm hành chính. Ở đây, không cần phải có hậu quả xảy ra trên thực tế. Theo đó, chủ thể vi phạm những hành vi trên sẽ phải chấp hành xử phạt bằng hình thức phạt tiền. Tùy thuộc vào tính chất của hành vi cụ thể để quyết định mức phạt sẽ dao động từ 03 triệu đến 05 triệu đồng.

Các mức phạt tiền cụ thể như sau:

Căn cứ Điều 48, Nghị định số 82/2020/NĐ-CP người có hành vi vi phạm hôn nhân một chồng một vợ hoặc vi phạm kết hôn, ly hôn sẽ tùy thuộc vào mức độ, tính chất mà có các mức phạt tiền khác nhau bao gồm:

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi được quy định tại Khoản 1, Điều 59, Nghị định này;

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong n hành vi được quy định tại Khoản 2, Điều 59, Nghị định này.

Theo đó, các vi phạm chế độ hôn nhân một chồng một vợ, vi phạm chế độ kết hôn đều có thể trở thành hành vi vi phạm hành chính. Các điều luật trên cho thấy sự thống nhất trong các quy định pháp luật hiện hành, xác định nghĩa vụ đối với người vi phạm.

Trách nhiệm hình sự

Hành vi cấu thành tội phạm và có hậu quả xảy ra trên thực tế có thể cấu thành tội phạm hình sự, theo đó:

– Quy định pháp luật:

Căn cứ Điều 182, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, theo đó tùy vào tính chất và với độ mà người phạm tội có các hình phạt khác nhau, cụ thể như sau:

Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có chồng, có vợ mà kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có chồng, chưa có vợ mà kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có vợ, có chồng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho chồng, vợ hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án có thẩm quyền về hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống với nhau như vợ chồng trái với chế độ một chồng, một vợ mà vẫn duy trì quan hệ đó.”

– Phân tích quy định pháp luật:

Các hành vi này vẫn được xác định ở khía cạnh hiểu như trên. Trong đó, hệ quả phải xảy ra, liên quan trực tiếp và là đây kết quả của hành vi vi phạm thực hiện. Các kết quả dẫn đến thuộc các điểm a, điểm b khoản 1 của điều này. Khi đó, người vi phạm này có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01.

Tại khoản 2 xác định các tình tiết tăng nặng của tội phạm được thực hiện. Các tình tiết này đã được quy định trong điểm a, điểm b của khoản 2. Khung hình phạt sẽ được quy định này phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Kết luận:

Nếu thực hiện những hành vi như mô tả ở điều luật bên trên, người thực hiện hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác có thể cấu thành tội phạm. Theo đó, thậm chí có thể phải ngồi tù lên đến 03 năm theo quy định tại khoản 2 Điều 182 Bộ Luật Hình sự năm 2015. Bởi hành vi phá hoại hạnh phúc của họ đủ cấu thành Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng.

Như vậy, tùy vào từng trường hợp, mức độ vi phạm cụ thể, người phụ nữ đó sẽ phải chịu mức phạt tương ứng. Trên đây, là phần giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề thắc mắc trên của chị Hà.

Trong trường hợp, chị còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến khung hình phạt, hãy liên hệ ngay chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn nhanh chóng!

 

>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật hiện hành năm 2022

 

Hướng dẫn xử lý khi phát hiện hành vi phá hoại gia đình người khác

>> Cách phát hiện hành vi phá hoại gia đình người khác? Gọi ngay 1900.6174

Cũng như các loại tội phạm khác được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015, theo đó nếu phát hiện ra rằng cá nhân có hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác, thì người phát hiện có thể thực hiện việc tố giác tội phạm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ theo Điều 144 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

Trình tự tố giác tội phạm lợi dụng quyền hạn trong thi hành công vụ, cụ thể như sau:

+ Bước 01: Xác định cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận tố giác về tội phạm;

+ Bước 02: Người phát hiện hành vi phạm tội thực hiện tiến hành tố giác về tội phạm;

+ Bước 03: Theo dõi kết quả giải quyết tố giác về tội phạm.

Khi hết thời hạn 03 ngày kể từ ngày tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận thì cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác và tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

 

>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký kết hôn trễ nhanh chóng – Tư vấn kết hôn 24/7

 

Một số câu hỏi thường gặp về phá hoại hạnh phúc gia đình người khác

Trong trường hợp làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát do có người phá hoại hạnh phúc gia đình người khác thì truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm?

Trong trường hợp làm cho vợ, chồng hoặc con của 01 trong 02 bên tự sát; Đã có quyết định của Tòa án có thẩm quyền về hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống với nhau như vợ chồng trái với chế độ một chồng, một vợ mà vẫn duy trì quan hệ đó thì sẽ bị phạt đến 03 năm tù.

 

mau-don-to-cao-pha-hoai-hanh-phuc-gia-dinh-nguoi-khac

 

Mẫu đơn tố cáo hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác

>> Mẫu đơn tố cáo hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác? Gọi ngay 1900.6174

 

Download (DOCX, 11KB)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN TỐ CÁO

(Về hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng)

Kính gửi: Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an quận/huyện……………………………………

Người tố cáo

Tôi tên:……………………………………………………………………….……………………………………………………………………………….

Sinh năm:……………………………………………………………………….…………………………………………………………………………..

Cư trú:……………………………………………………………………….………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: ……………………………………………………………………….…………………………………………………………………….

Người bị tố cáo

Ông/bà: ……………………………………………………………………….…………………………………………………………………………….

Sinh năm: ……………………………………………………………………….………………………………………………………………………….

Cư trú: ……………………………………………………………………….………………………………………………………………………………..

Nội dung vụ việc:

Tôi và ông/bà…………………………….. kết hôn năm…………. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn số……………………..

Tuy nhiên, …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
.
……………………(Trình bày cụ thể hành vi vi phạm)……………………………………………………………………………………………..

Nay, tôi đề nghị…………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

………, ngày……tháng……năm……..

Người tố cáo

(ký và ghi rõ họ tên)

 

Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về phá hoại hạnh phúc gia đình người khác. Mọi thông tin chia sẻ đều trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích. Trong trường hợp, bạn còn điều gì vướng mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm!

Liên hệ với chúng tôi:

 

Dịch vụ tư vấn luật hôn nhân ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp