Điều kiện tách thửa theo quy định mới nhất năm 2024

Điều kiện tách thửa gồm những gì? Quy định tách thửa theo từng tỉnh thành ra sao? Thủ tục tách thửa như thế nào? Mời bạn cùng đọc hết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Tất cả những vấn đề này sẽ được Tổng đài pháp luật giải đáp trong bài viết dưới đây. Nếu còn có băn khoăn nào liên quan đến vấn đề đất đai, bạn hãy liên hệ với đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn.

>> Quy định mới nhất về điều kiện tách thửa, gọi ngay 1900.6174

dieu-kien-tach-thua

 

Điều kiện tách thửa đất

 

Anh Long (Cà Mau) có câu hỏi:

Chào Luật sư, tôi có vấn đề về điều kiện tách thửa đất đai mong được hỗ trợ như sau: Tôi có thửa đất trồng cây lâu năm ở Cà Mau đã được cấp sổ hồng. Tôi muốn bán một phần diện tích thửa đất này cho anh họ của mình nhưng tôi nghe nhiều người nói với tôi rằng trước khi tiến hành thủ tục mua bán đất tôi phải thực hiện tách thửa đất. Luật sư cho tôi hỏi, điều kiện tách thửa đất là gì? Xin cám ơn và mong Luật sư giải đáp!

 

>>Điều kiện tách thửa được quy định như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin cảm ơn anh Long đã đặt câu hỏi cho Tổng đài pháp luật chúng tôi. Về vấn đề điều kiện tách thửa đất của anh, Luật sư tư vấn đất đai của chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Tách thửa đất là vấn đề thường xảy ra khi một bên muốn chia đất cho con cái lập gia đình, làm ăn sinh sống, hoặc chuyển nhượng đất cho người khác. Trên thực tế nhiều người có mong muốn tách thửa đất nhưng lại không nắm rõ tách thửa đất nông nghiệp có điều kiện như thế nào?

Chúng tôi xin trình bày các điều kiện tách thửa đất dưới đây:

Thứ nhất: Đất phải có giấy chứng nhận quyền hoặc đáp ứng đủ các điều kiện về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Về nguyên tắc đất phải của mình thì mới có thể tách thửa được. Nếu trong trường hợp chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau đó thì mới thực hiên được việc tách thửa.

Thứ hai: khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rồi thì muốn tách thửa cần phải đáp ứng được về diện tích tối thiểu tách thửa, hạn mức để tách thửa.

Xét căn cứ khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định chi tiết về diên tích tối thiểu được tách thửa:

” Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương”.

Như vậy, khi muốn tách thửa cần đáp ứng điều kiện về diện tích tối thiểu, không quy định về điều kiện được tách thửa là đất phải thuộc quy hoạch. Nếu muốn biết thêm về thông tin về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất cụ thể, anh Long có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu được cung cấp thông tin.

Trong trường hợp cơ quan nhà nước từ chối việc tách thửa với lý do “đất nằm trong quy hoạch”, thì anh có quyền làm đơn yêu cầu phía cơ quan nhà nước cung cấp thông tin, giải thích rõ vấn đề trên.

Thứ ba, bản thân anh Long muốn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì buộc anh phải thường trú tại địa phương có căn cứ sử dụng đất ổn định từ trước đến nay và không có tranh chấp đất đai.

Như vậy, trên đây là những điều kiện tách thửa đất mà anh Long cần lưu ý trước khi anh tiến hành thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai. Mọi thắc mắc, vui lòng liên lạc 1900.6174 để được Luật sư tư vấn luật đất đai của Tổng Đái Pháp Luật hỗ trợ trực tiếp.

Các loại đất không đáp ứng điều kiện tách thửa

 

Chị Huế (Thái Bình) có câu hỏi:

Kính chào luật sư: tôi cùng với 1 chị X chung mua 1 mảnh đất có diện tích 100m2, có giấy chứng nhận sd 100m2 từ 21/01/2018. Mua bán bằng giấy tờ viết tay. Sau khi mua chúng tôi xây 2 căn nhà trên mảnh đất 50m2, mỗi căn nhà 50m2.

Đến năm 2020, chúng tôi mới chuyển giấy chứng nhận sd đất 100m2 của chủ cũ sang tên thành 2 người là tôi và chị X. Giờ chúng tôi muốn tách thửa đất nhưng không biết mảnh đất này có thuộc trường hợp các loại đất không được tách thửa hay không? Vậy Luật sư cho tôi hỏi, những loại đất nào không được tách thửa?

 

>> Các loại đất không đáp ứng điều kiện tách thửa là gì? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Đối với câu hỏi của chị Huế, Tổng đài tư vấn luật xin trả lời như sau:

Hiện nay, Luật Đất đai 2013 và các văn bản khác có liên quan quy định chi tiết rõ ràng những loại đất không được tách thửa sau đây:

1. Không đáp ứng đủ điều kiện về diện tích tối thiểu

Diện tích tối thiểu là diện tích mà thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa không được nhỏ hơn (bao gồm cả trường hợp hợp thửa đối với thửa đất liền kề).

Đầu tiên, điều kiện tách thửa cần phải đáp ứng đó là đủ điều kiện về diện tích, kích thước tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).

Đây là điều kiện áp dụng đối với tất cả các tỉnh thành và các loại đất. Điều đó đồng nghĩa với việc thửa đất không đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước tối thiểu sẽ không được phép tách thửa.

Theo đó, các thửa đất ở được hình thành từ việc tách thửa đất phải đảm bảo các điều kiện như:

+ Có diện tích không nhỏ hơn 30m2 đối với khu vực các phường, thị trấn và không nhỏ hơn 50% hạn mức giao đất ở tối thiểu theo quy định tại bảng trên với các xã còn lại.

+ Chiều rộng và chiều sâu từ 03m trở lên (so với chỉ giới xây dựng).

2. Đất tại tỉnh, thành tạm dừng thủ tục tách thửa

Một số tỉnh, thành hiện nay đã ban hành công văn chỉ đạo tạm dừng tiếp nhận, giải quyết thủ tục tách thửa đất.

Lưu ý:

+ Chỉ tạm dừng tiếp nhận, giải quyết thủ tục chia tách thửa đất nông nghiệp. Việc tạm dừng này không áp dụng đối với thửa đất ở.

+ Việc tạm dừng thủ tục tách thửa là biện pháp tạm thời nhằm góp phần ngăn chặn tình trạng sốt đất, không cấm tách thửa trong thời gian dài (Luật Đất đai 2013 và văn bản quy định chi tiết không cấm tách thửa đối với đất nông nghiệp).

3. Đất không có Sổ đỏ, Sổ hồng

Về nguyên tắc đất không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ, Sổ hồng) sẽ không đủ điều kiện tách thửa. Vì tách thửa thường được thực hiện khi chuyển nhượng, tặng cho một phần thửa đất; mà theo quy định căn cứ tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có Sổ đỏ, Sổ hồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai.

4. Đất đang có tranh chấp, hết thời hạn sử dụng

Đất đang có tranh chấp

Tại quyết định về điều kiện tách thửa của Ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành đã quy định rõ đất không có tranh chấp mới được tách thửa. Trong khi đó nhiều tỉnh, thành không quy định rõ điều kiện này.

Mặc dù vậy, trên thực tế việc tách thửa thường được thực hiện chuyển nhượng, tặng cho một phần thửa đất. Chính vì vậy, đất có tranh chấp sẽ không đủ điều kiện tách thửa.

Đất hết thời hạn sử dụng

Thời hạn sử dụng đất được chia thành hai nhóm, đất sử dụng ổn định lâu dài (như đất ở của hộ gia đình, cá nhân) và đất sử dụng có thời hạn (như đất nông nghiệp).

Khi đất không còn trong thời hạn sử dụng (hết thời hạn sử dụng đất) thì người sử dụng đất không được thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp,… Đồng nghĩa với việc muốn tách thửa cũng cần phải còn thời hạn sử dụng đất.

5. Quyền sử dụng đất đang bị kê biên

Khi quyền sử dụng đất bị kê biên để bảo đảm thi hành án thì không chỉ quyền tách thửa mà quyền khác như chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp cũng không thể thực hiện được (theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013).

Đồng thời khi kê biên quyền sử dụng đất, Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang quản lý giấy tờ về quyền sử dụng đất phải nộp các giấy tờ đó cho cơ quan thi hành án dân sự (theo khoản 1 Điều 111 Luật Thi hành án dân sự 2008).

6. Không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất

Khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định một trong những nguyên tắc sử dụng đất là phải sử dụng đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Nguyên tắc này cũng được các tỉnh, thành quy định rõ trong quyết định quy định về điều kiện tách thửa.

Theo đó, nhiều tỉnh, thành quy định rõ muốn tách thửa phải phù hợp với quy hoạch. Đất thuộc các dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch cũng không được tách thửa.

Ví dụ: Tại Quyết định số 05/2017/QĐ-UBND, Thành phố Cần Thơ quy định điều kiện tách thửa phải đáp ứng các điều kiện cụ thể, trong đó phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch sản xuất nông nghiệp.

7. Đất đã có thông báo thu hồi

Khoản 1 Điều 67 Luật Đất đai 2013 quy định trước khi có quyết định thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi cho người sử dụng đất biết trước thời điểm thu hồi một khoảng thời gian nhất định, cụ thể:

+ Chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp.

+ Chậm nhất là 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp.

Thông báo thu hồi đất được gửi đến cho người có đất bị thu hồi. Theo đó, khi có thông báo thu hồi đất thì cơ quan nhà nước sẽ từ chối hồ sơ đề nghị tách thửa của người sử dụng đất.

Tóm lại, những người đầu tư bất động sản cần nắm rõ những loại đất nào không được tách thửa để tránh rủi ro khi đầu tư. Nếu bạn đọc có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6174 để được tư vấn.

Hồ sơ xin tách thửa đất khi đủ điều kiện tách thửa

 

Anh Thiêm (Vĩnh Long) có câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi về lĩnh vực đất đai mong Luật sư giải đáp. Tôi có mảnh đất rộng 100m2 tại thành phố Vĩnh Long của ông bà để lại. Do một số nhu cầu cá nhân nên tôi muốn tách thửa đất này. Vậy luật sư có thể tư vấn giúp tôi hồ sơ xin tách thửa đất gồm những gì khi đủ điều kiện tách thửa? Tôi xin cảm ơn.

 

>>Hồ sơ xin tách thửa bao gồm những gì? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn anh Thiêm đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật của chúng tôi, với câu hỏi của anh, chúng tôi đã xem xét và đưa ra nhận định như sau:

Hồ sơ xin tách thửa đất là một phần không thể thiếu khi muốn thực hiện thủ tục tách thửa đất. Tổng đài pháp luật chúng tôi xin đưa ra hồ sơ xin tách thửa đất bao gồm:

Theo điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định rõ ràng chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai và khoản 11 Điều 8 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính đất đai.

+ Đơn đề nghị tách thửa (Mẫu số 11/ĐK);

+ Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp;

+ Sơ đồ kỹ thuật về thửa đất (nếu có yêu cầu);

Trong trường tách thửa đất cần thêm:

+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; (Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận, công chứng của nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của xã, phường, thị trấn nơi có đất);

+ Chứng minh thư, thẻ căn cước hộ khẩu của hai bên tặng cho, chuyển nhượng (có công chứng).

Nơi nộp hồ sơ: Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện, thị trấn, thành phố thuộc tỉnh.

Trường hợp có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề xin liên hệ Tổng đài pháp luật hotline 1900.6174 để được các tư vấn trực tuyến.

 

ho-so-tach-thua-khi-du-dieu-kien-tach-thua

Quy trình thực hiện khi đáp ứng các điều kiện tách thửa đất

 

Anh Lộc (Đà Nẵng) có câu hỏi:

Chào Luật sư, tôi là Lộc (địa chỉ thường trú tại Đà Nẵng). Bố mẹ tôi có mảnh đất rộng 200m2 tại thành phố Đà Nẵng muốn cho tôi và em trai tôi để làm, kinh doanh. Nên hai ae tôi muốn làm thủ tục tách thửa đất này. Luật sư có thể tư vấn cho tôi quy trình thực hiện khi đáp ứng các điều kiện tách thửa đất là gì? Xin cảm ơn và mong Luật sư tư vấn, giải đáp.

 

>>Quy trình thực hiện khi đáp ứng điều kiện tách thửa đất là gì? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Đất đai là một trong những lĩnh vực được rất nhiều người rất quan tâm đến, bởi tính phức tạp của nó và là tài sản có giá trị tương đối lớn với mỗi người. Chính vì vậy đối với lĩnh vực này, pháp luật nước ta quy định rất chặt chẽ, rõ ràng về các vấn đề phát sinh đến đất đai. Một vấn đề mà mọi người thường quan tâm tìm hiểu đó chính là tách thửa đất.

Tuy nhiên rất nhiều người lại không biết quy trình thực hiện khi đáp ứng các điều kiện tách thửa đất diễn ra như thế nào? Vậy Tổng đài pháp luật của chúng tôi xin đưa ra các bước quy trình thực hiện khi đáp ứng các điều kiện tách thửa đất như sau:

+ Cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã nếu có nhu cầu.

Trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc phòng Tài nguyên và Môi trường đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (gọi tắt là phòng TN&MT).

Bước 1: Người sử dụng đất chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Trường hợp nhận hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.

+ Trong thời hạn 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Phòng TN&MT có trách nhiệm thực hiện:

+ Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

+ Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;

+ Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; chuyển Giấy chứng nhận cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người sử dụng đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng Đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

+ Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

+ Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền.

+ Văn phòng Đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; chuyển Giấy chứng nhận sang Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho người sử dụng đất hoặc gửi Giấy chứng nhận cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người sử dụng đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã

+ Thời gian thực hiện thủ tục tách thửa không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

 

>>Xem thêm: Thủ tục tách sổ đỏ theo quy định mới nhất năm 2022

Một số câu hỏi liên quan đến điều kiện tách thửa đất

 

Tách thửa và chuyển quyền sử dụng đất

 

Chị Phượng (Hà Nội) có gửi câu hỏi:

Bà nội tôi có mảnh đất ở ngoại thành Hà Nội đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mảnh đất đó có diện tích 1256m2, trong đó 236m2 là đất vườn. Vì sống cùng bà từ nhỏ, nên bà đã để lại cho tôi một 136m2 đất vườn đó. Tôi đã xây dựng căn nhà cấp 4 trên mảnh đất.

Vì vậy, tôi muốn hỏi, bây giờ mình muốn tách thửa 136m2 đất sau đó sang tên qua cho tôi và chuyển mục đích sử dụng đất có được không? Trình tự thủ tục để tách thửa như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>>Tách thửa và chuyển quyền sử dụng đất nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 75 Nghi định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về việc thi hành một số điều luật của luật đất đai về quy định trình tự, thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa như sau:

Người sử dụng đất tiến hành nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa

Phần đất mà bà nội bạn để lại cho bạn là đất vườn và có thể tách thửa thì cần tuân theo quy định tại quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên địa bàn gia đình bạn đang ở.

Hồ sơ xin tách thửa bao gồm:

+ Đơn xin tách thửa

+ Giấy chứng nhận quyền sủ dụng đất hoặc một trong những giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013

+ Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân về việc đất này không xảy ra tranh chấp và phù hợp với quy hoạch của địa phương

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm:

+ Đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Để tiến hành sang tên, bạn cần nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kèm theo hồ sơ xin tách thửa.

Trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định tại khoản 1 Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ – CPLuật đất đai 2013 như sau:

Người sử dụng đất cần tiến hành nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến cơ quan tài nguyên và môi trường

Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm:

+ Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất

+ Nếu chuyển mục đích sử dụng đất sang làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp cần có phương án sản xuất, kinh doanh

+ Nếu xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng nhà ở hoặc bán thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật xây dựng, luật kinh doanh bất động sản

+ Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ)

+ Bản sao Hộ khẩu thường trú và chứng minh nhân dân của người cần xin chuyển mục đích sử dụng đất

+ Bản cam kết theo quy định về điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp về tách thửa và chuyển quyền sử dụng đất sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này. Nếu còn bất cứ băn khoăn hay thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn.

 

>>Xem thêm: Thủ tục mua bán đất – Hồ sơ chuyển nhượng đất cần giấy tờ gì?

Phí, lệ phí tách thửa khi đủ điều kiện tách thửa

 

Anh Toàn (Yên Bái) có gửi câu hỏi:

Chào Luật sư, tôi có con trai duy nhất của bố mẹ. Vì vậy, tôi sống cùng bố mẹ từ nhỏ. Sau khi lấy vợ, tôi có làm nhà trên đất chung với bố mẹ nhưng đã được tách hộ. Bây giờ, tôi muốn tách thửa đất từ đất ở của cha mẹ thì tốn những phí, lệ phí như thế nào? Diện tích đất của bố mẹ tôi là khoảng 478m2. Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>>Phí, lệ phí để tiến hành tách thửa đất là bao nhiêu? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn và xin trả lời vấn đề về lệ phí tách thửa đất của bạn như sau:

Thu nhập được miễn thuế được quy định tại khoản 1 Điều 4 Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH Hợp nhất Luật thuế thu nhập cá nhân như sau:

“1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau”

Như vậy, trong trường hợp này của bạn, khi tiến hành việc tách thửa giữa cha mẹ đẻ với con đẻ thì sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân. Để được miễn thuế, bạn cần có giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người tiến hành tách thửa và người nhận chuyển nhượng. Giầy tờ đó có thể là Giấy khai sinh của bạn để chứng minh mối quan hệ giữa bạn với bố mẹ bạn.

Hướng dẫn về lệ phí trước bạ được quy định tại Điều 5 Thông tư 3011/2016/TT-BTC như sau:

“10. Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Theo quy định, khi tiến hành tách thửa dất của bố mẹ bạn với diện tích 478m2 cho bạn thì bạn và bố mẹ bạn sẽ được miễn lệ phí trước bạ đối với việc tách thửa.

Vì vậy, khi bạn muốn tách thửa đất ở của bố mẹ bạn thì bạn sẽ thực hiện các thủ tục tách thửa đầy đủ và sẽ không bị mất thuế hay lệ phí trước bạ.

 

le-phi-tach-thua-khi-du-dieu-kien-tach-thua

Thủ tục tách thửa đất khi đã có người khác đứng tên sổ đỏ

 

Anh Quân (Lạng Sơn) có gửi câu hỏi:

Gia đình tôi có 3 anh em trai. Khi bố tôi qua đời có để lại một lô đất cho 3 anh em tôi. Sau khi bàn bạc để phân chia tài sản này thì chúng tôi quyết định chia làm 3 phần và đã làm biên bản họp gia đình.

Nhưng đến nay là 8 năm, tôi vẫn chưa được chuyển quyền sử dụng đất vì tôi để cho anh cả đứng tên trên sổ đỏ. Nay anh tôi không cho tôi mượn sổ để cắt đất. Vậy Luật sư có thể đề xuất cho tôi cách giải quyết trong trường hợp này được không? Tôi xin cảm ơn.

 

>>Thủ tục tách thửa đất khi đã có người khác đứng tên sổ đỏ nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp có giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 như sau:

Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.”

Trong trường hợp, mảnh đất đó là do bố bạn để lại nên khi tiến hành làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên mình thì anh bạn cần có giấy tờ chứng mình quyền được đăng ký sang tên theo quy định của pháp luật. Giấy tờ đó có thể bao gồm giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất.

Như vậy, việc anh của bạn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó là trái quy định của pháp luật. Bạn có thể tiến hành làm đơn yêu cầu Tòa Án thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Sau khi tiến hành thu hồi Giấy chứng nhận thì mảnh đất đó sẽ trở thành di sản thừa kế. Do khi mất, bố bạn không để lại di chúc nên di sản này sẽ được chia đều cho những người thừa kế theo pháp luật

Những người thừa kế theo pháp luật đươc quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Theo quy định chỉ có 3 anh em bạn là con và mẹ bạn không còn nữa thì mảnh đất này sẽ đươc chia đều cho 3 anh em bạn. Ba anh em của bạn có thể tiền hành thỏa thuận để tự thực hiện thủ tục phân chia di sản với nhau. Trong trường hợp anh bạn không đồng ý thì bạn có thể khởi kiện đến Tòa án để yêu cầu chia di sản thừa kế. Sau khi việc phân chia được giải quyết thì bạn tiến hành thủ tục tách thửa và sang tên quyền sử dụng đất.

 

>>Xem thêm: Tách thửa đất nông nghiệp có điều kiện, quy định, thủ tục thế nào?

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp cho bạn về điều kiện tách thửa đất sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này. Nếu còn bất cứ thắc măc hay băn khoăn nào liên quan đến các vấn đề pháp lý về đất đai, bạn hãy liên hệ đến Tổng đài pháp luật qua số hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ giải đáp. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn mọi lúc, mọi nơi.