Tự đóng bảo hiểm để hưởng chế độ thai sản là một trong những vấn đề nhận được sự băn khoăn cực kỳ lớn từ phía người lao động khi tham gia BHXH. Do đó bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ cùng bạn tìm hiểu những quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào cần chúng tôi hỗ trợ, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.
Tự đóng bảo hiểm để hưởng chế độ thai sản có được không?
>> Giải đáp chính xác tự đóng bảo hiểm để hưởng chế độ thai sản có được không, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào anh, cảm ơn anh Thành đã đặt câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật. Đối với vấn đề của anh về việc tự đóng bảo hiểm để
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động thuộc trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, xác định thời hạn, mùa vụ hoặc một công việc có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Đồng thời tại quy định ở khoản 4 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì người tham gia bảo hiểm xã hội theo hình thức tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Căn cứ vào những quy định trên có thể thấy nếu một người lao động đã nghỉ việc thì có thể xảy ra 2 trường hợp sau đây:
– Thứ nhất người lao động có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Theo quy định tại Điều 61 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hoặc chưa hưởng bảo hiểm một lần thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Do đó khi nghỉ việc người lao động có thể lựa chọn cách bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bởi khi mà tham gia bảo hiểm xã hội theo hình thức là bắt buộc tại công ty thì người lao động sẽ được hưởng nhiều quyền lợi hơn chẳng hạn như chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,bệnh nghề nghề… so với đóng bảo hiểm xã hội theo hình thức tự nguyện.
Sau này khi người lao động có nhu cầu muốn quay trở lại đi làm việc thì người lao động sẽ tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thời gian đóng sẽ được cộng dồn vào khoảng thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước đó.
– Thứ hai người lao động có thể tham gia bảo hiểm xã hội theo hình thức tự nguyện:
Trường hợp người lao động không muốn bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì người lao động có thể lựa chọn đúng bảo hiểm xã hội tự nguyện tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi người lao động cư trú và khi tham gia bảo hiểm tự nguyện người lao động sẽ được hưởng hai chế độ là hưu trí và tử tuất.
Tại khoản 1 Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội 2014, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ bằng 22% mức thu nhập do người đóng lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở, theo đó:
– Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn là 700.000 đồng trên người trên tháng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Quyết định 59/2015/QĐ–TT
– Mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước tính đến thời điểm hiện nay là 1.490.000 đồng trên tháng theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ–CP của Chính phủ. Do đó, 20 lần mức lương cơ sở sẽ là 29.800.000 đồng trên tháng.
Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cao nhất sẽ là 6.556.000 đồng trên một tháng và thấp nhất là 154.000 đồng trên tháng.
Quay trở lại với trường hợp của bạn có thể thấy, vợ bạn trước đó có tham gia bảo hiểm xã hội theo hình thức bắt buộc tại công ty với thời gian là 2 năm và đã dừng đóng bảo hiểm được nửa năm nay. Do đó khoảng thời gian mà vợ bạn tham gia bảo hiểm xã hội 2 năm này sẽ được bảo lưu.
Hiện vợ bạn đang mang thai và có nhu cầu muốn hưởng bảo hiểm xã hội về chế độ thai sản. Tuy nhiên vợ bạn lại không thể tham gia đóng bảo hiểm xã hội theo hình thức bắt buộc mà chỉ có thể tự đóng qua hình thức tự nguyện.
Do đó trong trường hợp này nếu vợ bạn tự đóng bảo hiểm theo hình thức tự nguyện sẽ không được hưởng chế độ thai sản do theo quy định tại Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì đối với những người tham gia theo hình thức tự nguyện thì chỉ được hưởng hai chế độ hưu trí và tử tuất. Vì vậy nếu muốn hưởng chế độ thai sản thì vợ bạn phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi đi làm ở công ty.
Trên đây là giải đáp của Luật sư về việc tự đóng bảo hiểm để hưởng chế độ thai sản. Nếu anh còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay cho chúng tôi đến số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
>> Tư vấn điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với người lao động, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Sau đây là câu trả lời của chúng tôi để giải đáp cho thắc mắc của bạn:
Tại Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 có nêu rõ, người lao động sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Lao động nữ mang thai
– Lao động nữ sinh con
– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
– Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
– Lao động nữ đặt vòng tránh thai, lao động nữ và lao động nam thực hiện biện pháp triệt sản
– Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội mà có vợ sinh con
Đồng thời cũng phải đảm bảo đủ thời gian tham gia bảo hiểm xã hội quy định cụ thể tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
– Lao động nữ sinh con hoặc nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi hay người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi.
– Lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
Trong trường hợp người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội như trên mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì vẫn sẽ được hưởng chế độ thai sản như những người lao động khác.
Theo như thông tin mà bạn cung cấp, thì bạn là người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội theo hình thức tự nguyện liên tục được khoảng 7 năm. Hiện bạn đang mang thai được 7 tháng còn hai tháng nữa bạn sẽ sinh. Do đó bạn đã đủ các điều kiện để hưởng chế độ thai sản, các chế độ bạn sẽ được hưởng bảo gồm: Chế độ khám thai, chế độ thai bạn sinh con và chế độ dưỡng sức sau sinh.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào khác về điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định hoặc tự đóng bảo hiểm để hưởng chế độ thai sản, hãy để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng nhất!
>> Xem thêm: Thủ tục hưởng chế độ thai sản cho chồng 2022 như thế nào?
Một số câu hỏi về hưởng chế độ thai sản của người lao động
Đóng bảo hiểm tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không?
>> Mức hưởng BHXH khi đóng bảo hiểm tự nguyện, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn gửi đến cho chúng tôi. Để trả lời cho thắc mắc trên của bạn, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể như sau:
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 hiện hành tại Điều 30 thì “Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.”
Do đó, căn cứ vào quy định trên, áp dụng vào khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì thì các đối tượng sẽ được áp dụng chế độ thai sản bao gồm:
– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng
– Cán bộ, công chức, viên chức
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương
Đồng thời tại Điều 4 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về các chế độ của bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:
– Các chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
+ Chế độ ốm đau
+ Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
+ Chế độ tử tuất
– Các chế độ của bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:
+ Chế độ hưu trí
+ Chế độ tử tuất
Căn cứ vào điều Luật này có thể thấy bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ không có chế độ thai sản mà chỉ có chế độ hưu trí và tử tuất.
Do đó căn cứ vào trường hợp của bạn mặc dù bạn đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội được 5 năm tuy nhiên bạn lại tham gia theo hình thức tự nguyện, do đó khi bạn mang thai và sinh con bạn sẽ không được hưởng chế độ thai sản như những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo hình thức bắt buộc, mà bạn chỉ có thể được hưởng hai chế độ là hưu trí và tử tuất.
Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng hoặc bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến BHXH tự nguyện hay tự đóng bảo hiểm để hưởng chế độ thai sản, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn cụ thể!
>> Xem thêm: Dừng đóng BHXH có được hưởng chế độ thai sản không?
Có được đóng BHXH tự nguyện tiếp tục để hưởng chế độ thai sản không?
>> Tư vấn mức hưởng BHXH khi tự đóng bảo hiểm để hưởng chế độ thai sản, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc của mình đến cho chúng tôi. Với câu hỏi này, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Trong trường hợp cụ thể của bạn có thể thấy bạn mới chỉ tham gia đóng bảo hiểm xã hội được 2 tháng và hiện bại nghỉ việc và sẽ không tiếp tục tham gia bảo hiểm theo hình thức bắt buộc nữa do đó bạn không đáp ứng được điều kiện về thời gian là phải đóng 6 tháng trong vòng 12 tháng hoặc 3 tháng trong vòng 12 tháng trường hợp thai yếu có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh.
Do đó bạn sẽ không được hưởng chế độ thai sản dù có đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thêm vì hiện nay bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ có hai chế độ là hưu trí và tử tuất và sẽ không có chế độ thai sản.
>> Xem thêm: Nghỉ việc 1 năm có được hưởng chế độ thai sản không?
Tư vấn về trợ cấp thai sản và mức hưởng chế độ thai sản
>> Tư vấn điều kiện hưởng trợ cấp thai sản của người lao động, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào anh, cảm ơn anh Hà đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Sau đây chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời để tháo gỡ vướng mắc của bạn:
Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì vợ bạn đang mang thai được 7 tháng, trước đó vợ bạn đã đóng bảo hiểm xã hội liên tục do đó về điều kiện về thời gian là đóng đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng vợ bạn đã đáp ứng đủ. Do đó vợ bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.
Theo quy định thì mức hưởng một tháng của người lao động sẽ bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Theo đó công thức sẽ là: Mức hưởng = (Mbq6t x 100% x T). Trong đó:
– Mbq6t là mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc
– T là số tháng nghỉ việc khi sinh con
Do đó mức hưởng chế độ thai sản của vợ bạn sẽ là (5 triệu x 100% x6) = 30 triệu đồng.
Trường hợp khi bạn nghỉ có ngày lẻ thì mức hưởng một ngày sẽ được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
Mặt khác ngoài mức hưởng chế độ thai sản nêu trên nếu bạn có sức khỏe yếu cần nghỉ thêm theo chỉ định của bác sĩ thì sẽ được hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản. Căn cứ vào Khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản nếu vợ bạn có sức khỏe yếu, phải nghỉ thêm theo chỉ định của bác sĩ thì mức hưởng 1 ngày sẽ là: 30% x 1.490.000 = 447.000 đồng
Ngoài ra vợ bạn còn được nhận khoản trợ cấp 1 lần khi sinh con theo quy định tại Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014, với mức hưởng bằng 2 lần mức lương cơ sở và bằng 2.980.000 đồng.
Mọi thắc mắc về mức trợ cấp, mức hưởng chế độ thai sản của người lao động hoặc tự đóng bảo hiểm để hưởng chế độ thai sản, vui lòng gọi đến tổng đài 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết nhất!
>> Xem thêm: Nghỉ thai sản có được hưởng lương không quy định 2022
Nghỉ việc ở công ty có được lãnh tiền trợ cấp thai sản không?
>> Tư vấn các khoản trợ cấp thai sản người lao động được hưởng khi tham gia BHXH, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn Chúc, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với Tổng Đài Pháp Luật. Để giải đáp thắc mắc này của bạn, chúng tôi đưa ra tư vấn như sau:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì: “Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.”
Theo thông tin mà bạn cung cấp thì hiện bạn đang mang thai được 5 tháng, có đóng bảo hiểm xã hội liên tục từ năm 2019 đến nay, và hiện sức khỏe của bạn không được tốt phải nghỉ việc sớm để dưỡng thai cho nên theo quy định thì bạn chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội 3 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con. Dựa vào khoảng thời gian mà bạn tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì bạn đã đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật.
Tại khoản 4 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định: “Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Do bạn đã đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014, nên trong trường hợp này khi bạn chấm dứt hợp đồng lao động với công ty trước thời điểm bạn sinh con thì bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản như bình thường.
>> Xem thêm: Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên mới nhất năm 2022
Trên đây là tư vấn của Luật sư Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề tự đóng bảo hiểm để hưởng chế độ thai sản. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình trong những trường hợp cụ thể. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần chúng tôi giải đáp, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất.